Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi tiếp và làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam chiều 17/11.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định Việt Nam luôn coi FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) là đối tác rất quan trọng trong số các cơ quan hợp tác kỹ thuật của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế với ngành nông nghiệp và nông thôn.
Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi tư duy từ sản xuẩt nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 15% cho GDP quốc gia nhưng đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Bộ NN-PTNT đang xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là lần đầu tiên ngành nông nghiệp có một chiến lược mang tầm dài hạn hay nói cách khác là thoát ly ra khỏi tư duy ngắn hạn để có tầm nhìn dài hạn hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến đổi xu thế thế giới trong thời đại tăng trưởng xanh chi phối.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, sự tham dự của Việt Nam lại Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về hệ thống lương thực thực phẩm tháng 9/2021 đã khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện chuyển đổi và phát triển Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững.
Tại buổi tiếp, ông Rémi Nono Womdim chia sẻ những thách thức hiện nay trên thế giới về áp lực tăng dân số, suy thoái môi trường… FAO mong muốn hỗ trợ các quốc gia nhằm chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tổng quát, bền vững hơn, khả năng thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực, môi trường và cuộc sống người dân tốt hơn để không ai bị bỏ lại phía sau.
Một trong những nhiệm vụ chính của FAO ở Việt Nam là hỗ trợ kỹ thuật giúp các tổ chức nông dân, hợp tác xã… thực hiện cải cách chuyển đổi hệ thống sản xuất. Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản xuất, tuy nhiên cần nhận thức rõ, tập trung nhiều hơn về chất lượng, an toàn. Theo đại diện FAO, hai bên sẽ hợp tác trong phát triển khung chương trình về Một sức khỏe, lĩnh vực khí hậu, môi trường và tài nguyên và lĩnh vực chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm.
Trưởng Đại diện Rémi Nono Womdim trao thư ủy nhiệm của Tổng Giám đốc FAO cho Bộ trưởng Lê Minh Hoan. Ảnh: Linh Linh.
Đánh giá cao hợp tác giữa FAO và Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định những chương trình đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực giữa cả hai phía. Bộ cam kết đồng hành đưa những ý tưởng theo ba trụ cột hợp tác mà FAO đưa ra với Bộ NN-PTNT nhằm thúc đẩy chương trình này với tiến độ tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
Trong xu thế phát triển, một phần khu vực nông nghiệp - nông thôn sẽ được chuyển sang phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm đất đai và con người. Bộ trưởng kêu gọi FAO hỗ trợ để chuyển đổi mô hình thuần lúa thành nền nông nghiệp sinh thái tích hợp đa giá trị hơn, với mục tiêu giảm diện tích nhưng vẫn tăng giá trị trên từng diện tích canh tác nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị FAO tiếp tục hỗ trợ triển khai các nội dung của “Đối tác Một sức khỏe”. Đặc biệt, đối với nội dung sức khỏe cây trồng (Plant Health), Bộ trưởng kêu gọi FAO thông qua chuyên gia của mình đẩy mạnh truyền thông và huấn luyện người nông dân tiếp cận khái niệm để giữ sản lượng nhờ một cách tiếp cận khác về sức khỏe cây trồng.
Đối với cách tiếp cận một nền nông nghiệp sinh thái bao gồm chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…, Bộ NN-PTNT cần sự giới thiệu của FAO đến các nguồn lực, đối tác để xây dựng mô hình và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật.
Đối với hợp tác Nam - Nam, Việt Nam sẵn sàng tham gia triển khai hợp tác với nguồn chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm. Việt Nam mong muốn FAO làm cầu nối để huy động tài chính giúp các chuyên gia làm mô hình trình diễn và chia sẻ kinh nghiệm với các nước châu Phi.
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.
(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.
(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.
(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn