DN kiến nghị không tăng lương tối thiểu
DN thủy sản đang trả lương tối thiểu cao gấp 2-3 lần so với lương tối thiểu thực tế vì tính theo sản phẩm. DN luôn chú trọng đảm bảo lợi ích người lao động vì người lao động là tài sản quý và nếu lương thấp họ cũng sẽ không ở lại với DN. Chi phí đầu vào trong sản xuất thủy sản ngày càng tăng như điện, nước, dầu, phí môi trường...
Theo tính toán, trong giá thành sản xuất sản phẩm, quỹ lương của công nhân luôn đứng thứ hai, sau giá nguyên liệu. Khi lương tối thiểu tăng, kéo theo phí công đoàn, bảo hiểm xã hội tăng nên thực ra thu nhập của công nhân sẽ bị giảm xuống trong khi tạo thêm gánh nặng cho DN. Đồng thời DN có thể bị mất bớt nguồn nhân công do họ chuyển sang các ngành khác như các ngành dịch vụ vừa nhẹ nhàng hơn mà lương lại không bị giảm. DN không thể lấy khoản nào bù cho người lao động được trong khi năng suất lao động không tăng. Trong bối cảnh ngành tôm đang phải cạnh tranh khốc liệt với các nước đối thủ như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador…Các DN thủy sản kiến nghị giãn thời gian tăng lương tối thiểu.
Bất cập về quy định lao động chưa thành niên
Trong cuộc họp, DN có nêu lên những băn khoăn về các quy định về sử dụng lao động vị thành niên tại DN chế biến thủy sản.
Tại Khoản 1 Điều 163 của Bộ Luật Lao động 2012 “Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên” quy định : “Không sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ LĐTBXH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”
Theo đó, Bộ LĐTBXH ban hành Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999 về danh mục “nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” bao gồm cả quy định công việc “chế biến thủy, hải sản đông lạnh” được xếp vào nhóm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm loại IV. Đây cũng là cơ sở mà các DN thủy sản đang phải thực hiện trả lương cao hơn 5% theo Quy định hiện hành cho người lao động.
Do căn cứ theo Khoản 1 Điều 163 của Bộ Luật Lao động 2012 và Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH nên trong thời gian qua, các đánh giá viên của khách hàng quốc tế hoặc của các tổ chức chứng nhận đánh giá việc áp dụng các trách nhiệm xã hội tại các DN thủy sản đã kết luận các DN chế biến thủy sản đông lạnh của Việt Nam đang không tuân thủ các yêu cầu về trách nhiệm xã hội do vi phạm luật của Việt Nam trong sử dụng lao động vị thành niên.
Theo đó, DN mong muốn cơ quan hữu quan sớm có văn bản làm rõ những vướng mắc này để DN có cơ sở làm việc với các đánh giá viên của khách hàng quốc tế hoặc của các tổ chức chứng nhận về vấn đề sử dụng lao động vị thành niên tại Việt Nam.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đề xuất tới đây VASEP sẽ có một cuộc họp với các đơn vị trong Bộ LĐTBXH để ban hành danh mục các công việc được gọi là độc hại, nguy hiểm trong ngành thủy sản và danh mục các công việc được phép sử dụng lao động vị thành niên.
Giảm phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Các mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn càng tăng thì thu nhập của người lao động càng giảm do quỹ lương của DN không thể tăng trong bối cảnh các chi phí khác (điện, nước, nguyên liệu, bao bì,…) đều tăng trong khi giá bán sản phẩm gần như không tăng, thậm chí có sản phẩm còn giảm. DN đề nghị bãi bỏ việc thu phí công đoàn từ DN để bớt gánh nặng chi phí cho DN, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong thời gian chưa sửa được quy định này trong Luật, đề nghị ngay từ quý I/2018, Chính phủ xem xét cho giảm mức đóng góp phí công đoàn 2% xuống còn 1%.
Mức đóng BHXH ngày càng cao (gồm BH hưu trí, BH y tế, BH thất nghiệp) tại Việt Nam đang cao nhất trong khu vực ASEAN lên tới 32% mức lương tháng (DN đóng 22%, người lao động đóng 10%). Theo tính toán đơn giản của DN, với một công nhân làm việc 10 năm, đóng bảo hiểm 100 triệu nhưng khi lĩnh ra chỉ được hơn 40 triệu.
Do đặc thù của ngành, lao động trong ngành thủy sản hầu hết không chờ để được hưởng lương hưu vì chỉ khoảng gần 40 tuổi là họ nghỉ vì công việc không còn phù hợp với sức khỏe của họ.
Đoàn khảo sát họp với các DN tại tỉnh Hậu Giang
Sau khi lắng nghe ý kiến phản ánh của các DN, đoàn khảo sát của Hội đồng tiền lương cho biết sẽ ghi nhận các ý kiến đóng góp, xem lại ý nghĩa và vai trò của lương tối thiểu đối với các DN thủy sản, thanh tra lại hoạt động bảo hiểm xã hội. Các nội dung của DN còn vướng mắc sẽ được ghi nhận, xem xét và làm việc với Hiệp hội VASEP để đưa vào Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung và sẽ trình Quốc hội năm 2019.
Các vấn đề về tiền lương
Các vấn đề về hướng dẫn kết cấu tiền lương, vấn đề kỷ luật lao động đối với phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, vấn đề thời gian thử việc 60 ngày, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi trong giờ làm việc hiện đang quy định cứng trong Bộ Luật Lao động. Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến các bộ, ngành và các DN sẽ tham gia trực tiếp thông qua VASEP để có thể ban hành được Bộ Luật Lao động mới thay cho Bộ Luật hiện hành. Đặc biệt, vướng mắc vấn đề tiền lương đang được Bộ LĐTBXH đánh giá lại để xử lý ngay trong năm nay hoặc đầu năm tới chứ không chờ đến khi Bộ Luật Lao động sửa đổi.
DN sẽ tự quyết định số bậc, phần trăm khoảng cách giữa các bậc, mấy năm nâng 1 bậc. Bộ LĐTBXH hiện nay đang soạn thảo Nghị định sửa đổi những vấn về bức xúc về tiền lương, thay thế Nghị định 49/2013/NĐ-CP trong đó có vấn đề thang bậc lương.
DN luôn ý thức sâu sắc về vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động vì chính người lao động mới là tài sản quý và là nền tảng để DN tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Hơn nữa, các đối tác và khách hàng của DN cũng đặc biệt coi trọng vấn đề này. Nếu DN không tuân thủ pháp luật của Việt Nam và quy định của thế giới về đảm bảo an sinh cho người lao động, DN sẽ không bán được hàng cho khách hàng quốc tế. DN luôn muốn tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật để phát triển bền vững tuy nhiên nếu quy định gây phiền hà và tốn kém quá nhiều, DN sẽ không thể trụ vững. Do vậy, trong cuộc họp với đại diện Hội đồng tiền lương quốc gia, DN tha thiết mong muốn các quy định về lương tối thiểu, BHXH, BHYT, BHTN, phí công đoàn sẽ được tính toán hài hòa, đảm bảo được cả quyền lợi của DN và người lao động.
(vasep.com.vn) Năm 2024 ghi nhận sự phục hồi ấn tượng của ngành tôm Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tăng hai chữ số, đạt gần 600.000 tấn – mức cao nhất kể từ năm 2021. Theo dữ liệu thương mại mới công bố, xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 14% về khối lượng và 11% về giá trị, tương đương gần 4,12 tỷ USD, giúp quốc gia này vượt Ecuador trở thành nước xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) đã mở rộng chiến dịch tiếp thị tại Bắc Mỹ với khẩu hiệu “Sea Green. Be Green” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về nhãn hiệu ASC.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới nhất do 210 Analytics công bố, doanh số bán lẻ thủy sản có thể đã giảm vào tháng 2, nhưng đã tăng trở lại vào tháng 3 nhờ một số yếu tố, bao gồm mùa Chay bắt đầu và lo ngại về chiến tranh thương mại.
(vasep.com.vn) Thuế quan mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành xuất khẩu thủy sản trị giá 2,5 tỷ USD của Ấn Độ, trong đó tôm chiếm 92%, đồng thời tạo cơ hội cho đối thủ Ecuador mở rộng thị phần tôm tại Mỹ.
(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.
(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn