Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Các Bộ, cơ quan, địa phương: Tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ); bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp trên môi trường điện tử, bảo đảm thông suốt, liền mạch, hiệu quả.
Tiếp tục công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; công bố đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và rà soát, đơn giản hóa bảo đảm mục tiêu, yêu cầu tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022.
Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2025 - 2030; hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2025.
Giải quyết kịp thời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp
Các Bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo chuyển biến mạnh mẽ về lề lối, tác phong làm việc; chủ động giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất, kiên quyết không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà, tham nhũng, tiêu cực để củng cố, tăng cường niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, thực chất để giải quyết dứt điểm trong tháng 3 năm 2025 các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp đã được thống kê tại các Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Hội nghị, buổi làm việc với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI của các đối tác lớn, quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, ASEAN; trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời đề xuất giải pháp cụ thể, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 3 năm 2025.
Tiếp tục gia hạn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: Xây dựngNghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025 và Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.
Nghiên cứu, đề xuất về việc mở rộng đối tượng giảm thuế, giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng trong 06 tháng cuối năm 2025 và năm 2026, báo cáo Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.
Tiếp tục điều hành quyết liệt chính sách tín dụng theo hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan: Theo dõi sát diễn biến lãi suất, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay; tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng kinh tế, nhà ở xã hội, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số.
(vasep.com.vn) Năm 2024 ghi nhận sự phục hồi ấn tượng của ngành tôm Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tăng hai chữ số, đạt gần 600.000 tấn – mức cao nhất kể từ năm 2021. Theo dữ liệu thương mại mới công bố, xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 14% về khối lượng và 11% về giá trị, tương đương gần 4,12 tỷ USD, giúp quốc gia này vượt Ecuador trở thành nước xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) đã mở rộng chiến dịch tiếp thị tại Bắc Mỹ với khẩu hiệu “Sea Green. Be Green” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về nhãn hiệu ASC.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới nhất do 210 Analytics công bố, doanh số bán lẻ thủy sản có thể đã giảm vào tháng 2, nhưng đã tăng trở lại vào tháng 3 nhờ một số yếu tố, bao gồm mùa Chay bắt đầu và lo ngại về chiến tranh thương mại.
(vasep.com.vn) Thuế quan mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành xuất khẩu thủy sản trị giá 2,5 tỷ USD của Ấn Độ, trong đó tôm chiếm 92%, đồng thời tạo cơ hội cho đối thủ Ecuador mở rộng thị phần tôm tại Mỹ.
(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.
(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn