Hiện nay thế giới phẳng hơn, mọi thông tin có thể truyền đi và tiếp nhận nhanh chóng. Tôm thế giới hàng năm hơn 4 triệu tấn và đang đà tăng trưởng. Tôm nuôi chủ yếu từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… Tôm biển nhiều ở Nam Mỹ. Các cường quốc tôm có Ecuador và Indonesia có khả năng cung tôm sớm hơn các nước còn lại, do đất nước họ thuộc Nam bán cầu, có khí hậu ngược với phần còn lại. Cứ đầu quý 4 chuyển qua mùa xuân, có thể thả tôm sớm. Các nước còn lại qua đầu năm thời tiết mới thuận lợi. Hai nước thả nuôi và thu tôm sớm có bất lợi là tôm thu hoạch nhằm giai đoạn cầu thấp, tiêu thụ không thể nhanh được.
Cách đây 4 năm, tôm họ thu sớm và trúng vụ, phải bán rất rẻ mới giải phóng tồn kho. Thế giới phẳng, chuyện họ bán tôm rẻ tác động không nhỏ tới chuỗi giá trị con tôm các nước còn lại. Bên mua có nhiều lời mời chào trong khi nhu cầu không cao, vì mới qua đầu năm mới, không có lễ hội gì đáng kể. Họ trả giá nào cũng mua được tôm từ hai nước vừa nêu. Khi các doanh nghiệp (DN) tôm ta chào họ đơn hàng năm mới theo thông lệ, họ trả giá hết sức thấp. Từ đó các DN tôm ta phải giảm giá mua, dù tôm chưa được thả nuôi chưa nhiều. Giá tôm thương phẩm giảm khoảng 40% khiến các chủ ao đã chùng tay không thả nuôi, dù ao đã chuẩn bị xong. Hệ lụy tôm giống ứ đọng, khuyến mãi mua một tặng một! Đó là một sự kiện nêu lại để tìm hiểu tình hình tôm thương phẩm đang có xu thế giảm trong chục ngày qua.
Tại miền Tây nhiều năm qua có chu kỳ tôm tăng giá từ cuối quý 3 năm trước đến cuối quý 1 năm sau. Thời gian còn lại là giá bình thường. Giá thấp điểm nhất là cuối quý 2 và quý 3. Giá tôm biến động đó phản ảnh quan hệ cung cầu trong nước. Quy luật này bị phá vỡ ở sự kiện trên, do tác động quan hệ cung cầu thế giới. Giá tôm thấp điểm do lúc đó là tập trung thu hoạch rộ, sản lượng cung ứng vượt quá khả năng chế biến hàng tinh chế, bởi năng suất nhà máy và thị trường tiêu thụ có hạn. Số tôm mua nhiều hơn chế biến hàng phổ thông và tiêu thụ với thấp hơn, bán vào thị trường dễ dung nạp như Hoa Kỳ. Vài năm gần đây, quy trình nuôi tôm có nhiều cải tiến, người nuôi chủ động hơn trong việc kiểm soát môi trường nuôi, có thể điều chỉnh thời gian nuôi kéo dài hơn, nhờ đó hạn chế nhiều việc thu hoạch ồ ạt và gián tiếp hạn chế việc giảm giá tôm thương phẩm, tác động bởi cung cầu như phân tích.
Đầu năm 2022 tôm thương phẩm neo ở giá cao như thông lệ. Năm nay thời tiết ổn và kinh nghiệm nuôi tốt hơn nên người nuôi đã thả giống có sớm hơn măm rồi, khoảng 3 tuần và thả ngay trong năm. Việc thả giống cũng không ồ ạt mà đều đặn, liên tục. Theo thống kê, cho thấy kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2022 tăng khá tốt, một phần là do có nguồn tôm nguyên liệu đầy đủ hơn. Thí dụ theo bản tin trên web của mình, Công ty Sao Ta có sản lượng tôm chế biến 2 tháng đầu năm tăng 40% so cùng kỳ năm trước. Cũng theo “thông lệ” quý 1 hàng năm là giai đoạn các DN tôm mua, chế biến mang tính chất cầm cự, chịu thiệt bởi đây là lúc tiêu thụ thấp nhưng lại là giai đoạn mua tôm nguyên liệu giá cao nhất nhằm có nguyên liệu, việc làm cho người lao động và giữ mối quan hệ khách hàng. Với giá mua cao, dù chế biến tinh cũng chỉ cầm hòa, và do rủi ro cũng không thể ký kết nhiều hợp đồng giao hàng lúc này. Khi nguyên liệu có dấu hiệu tăng, giá mua sẽ giảm để trở lại trạng thái cân bằng, chia sẻ hợp lý hơn lợi ích các mắt xích trong chuỗi giá trị.
Chục ngày qua gía tôm thương phẩm ở miền Tây biến động từ nguyên nhân nói trên. Biến động xung đột quân sự Đông Âu không tác động trực tiếp lên cung cầu tôm ta, do tôm ta tiêu thụ tập trung ở các thị trường trọng điểm. Xung đột đó có thể tác động ít nhiều lên chuỗi logistic như sẽ gây chậm trễ hơn việc vận chuyển hàng nhưng tác động chắc khá đáng kể khi giá dầu tăng trên 40% thời gian vừa qua sẽ khiến chi phí thuê container rỗng lại thêm lần nhảy dựng. Giá tôm thương phẩm giảm diễn ra trong 10 ngày qua, cụ thể như sau: (ĐVT: 1000 đồng/kg)
Cỡ tôm (con/kg) |
27/2/2022 |
7/3/20022 |
Tháng 2/2021 |
Tháng 3/2021 |
30 |
170 |
160 |
172 |
176 |
40 |
160 |
148 |
148 |
151 |
50 |
140 |
137 |
138 |
139 |
60 |
128 |
128 |
123 |
130 |
70 |
125 |
125 |
119 |
124 |
80 |
119 |
119 |
110 |
114 |
90 |
107 |
107 |
92 |
91 |
Ghi chú: Giá do Sao Ta cung cấp, mang ích chất tương đối, bởi có thể có giá mua cao hơn hoặc thấp hơn của nhiều DN tôm.
Thống kê cho thấy, tôm giảm giá tập trung cỡ lớn (30 con về lớn). Riêng cỡ trung bình (50 con về nhỏ) giá duy trì và tốt hơn cả năm rồi. Sự biến động giá cả cỡ tôm phản ảnh cung cầu tôm tới từng cỡ.Thật ra trong chuỗi giá trị tôm ta có “may mắn” là mắt xích chế biến có trình độ cao, chế biến sâu, thâm nhập nhiều khúc thị phần tôm cao cấp. Từ đó có biên lợi nhuận tốt, chia sẻ lại bạn đồng hành là người nuôi tôm thông qua giá mua tôm thương phẩm tốt hơn, tốt hơn hẳn nếu so giá cùng cỡ. Minh chứng giá đầu tháng 2/2022 của Indonesia là khoảng 141.000 đồng (6,05 USD) cho tôm 40 con. Cùng thời điểm giá tôm Thái Lan là 133.500 đồng (5.73 USD) và 126.500 đồng (5.43 USD) cho tôm cỡ 60 con và 70 con. Thái Lan là nước có trình độ chế biến tôm hàng đầu như ta. Tôm Ecuador giá từ 79.000 đồng – 72.000 đồng (3.40 - 3.10 USD) cho tôm cỡ 60-80 con.
Sở dĩ giá tôm thương phẩm đang mua bán khá cao nhưng nhiều người nuôi cho rằng nuôi không có lời là có nguyên nhân. Nuôi tôm quan trọng là tỉ lệ thu hồi đầu con thả nuôi, hệ số thức ăn, giá cả vật tư đầu vào. Người nuôi của ta thất thế là tỉ lệ ao nuôi thành công còn thấp so các nước và nhất là gía cả vật tư đầu vào lại cao hơn do phải thông qua trung gian các nhà đầu tư, chủ yếu là thương lái (bán trả chậm sau khi thu tôm).
Tóm lại, giá tôm biến động chủ yếu do mối quan hệ cung cầu. Do vậy, sự biến động này xảy ra ở thời điểm nào đó là chuyện bình thường. Hiện nay, tôm thương phẩm có giảm giá, nhưng mức giảm đó không phải “tranh giành” lợi ích mà đang tiến trình đưa giá tôm về giá trị thực của nó. Giá trị thực do thị trường thế giới định đoạt. Vấn đề là giá cả đó vẫn duy trì lợi nhuận tốt đối với người nuôi có tỉ lệ thu hồi tôm thả trên 80%, là mức trung bình thấp dễ thực hiện.
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.
Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn