Bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc chiến chống COVID-19

Sản xuất 17:19 31/08/2021 Nguyễn Trang
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, cần bảo vệ doanh nghiệp như bảo vệ “đồng đội”. Phải chắt chiu từng cơ hội cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thời COVID-19.

Ảnh minh họa

Không “đẻ” thêm quy định gây cản trở

Dù phản ánh nhiều nhưng tình trạng ách tắc trong lưu thông hàng hóa vẫn diễn ra. Ông thấy sao khi vừa qua Bộ GTVT ra văn bản nêu đích danh các tỉnh, thành và đề nghị thống nhất trong triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa?

Việc Bộ GTVT có văn bản đề nghị các tỉnh, thành bãi bỏ quy định gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa hoàn toàn hợp lý. Điều này cũng có thể phải rút kinh nghiệm cho tất cả các quy định tương tự khác. Về nguyên tắc, cái gì hạn chế quyền của người dân và doanh nghiệp, phải quy định trong luật. Vừa qua, Quốc hội đã ban hành nghị quyết, cho phép Chính phủ được thực hiện một số quy định khác luật để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Để tạo thống nhất trong tổ chức thực hiện, Chính phủ nên đưa ra một quy định khung, chẳng hạn Chỉ thị 16, hay 16+ là cộng những gì. Các địa phương căn cứ vào đó để thực hiện chứ không “đẻ” thêm quy định khác. Các tỉnh, thành chỉ được quy định khác khi Chính phủ cho phép. Nếu cứ tự đặt ra quy định “ngăn sông cấm chợ” là vi phạm pháp luật.

Đối với các tuyến quốc lộ việc quản lý thuộc về Trung ương, địa phương không thể cứ thích ngăn thì ngăn, cấm thì cấm? Cần Thơ quy định gây khó cho các doanh nghiệp có xin phép không? Đưa ra quy định như vậy mà không xin phép Chính phủ thì không được, mà nếu có xin phép, tôi tin Chính phủ cũng không đồng ý.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa qua đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về lưu thông hàng hóa, trên tinh thần hàng hóa nào cũng là thiết yếu. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Lâu nay chúng ta nói đến chuỗi cung ứng với hàng hóa thiết yếu nhưng tất cả quy trình sản xuất là chuỗi cung ứng. Có thể sản phẩm cuối cùng mới là thiết yếu, còn nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm đó lại không được quy định trong danh mục thiết yếu. Nhưng nếu không có nguyên vật liệu đó sẽ không thể làm ra sản phẩm thiết yếu. Ví dụ, bao bì không phải mặt hàng thiết yếu, nhưng nó phục vụ cho đóng gói mỳ tôm lại là hàng thiết yếu.

Để không xảy ra lây nhiễm dịch bệnh, nên quản lý chặt lái xe, chẳng hạn yêu cầu họ không được bước ra ngoài xe, còn hàng hóa cứ để đó. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, bảo vệ sản xuất quan trọng không kém bảo vệ sinh mệnh của người dân. Bởi đó là sinh kế, là cuộc sống của người dân.

Vì vậy, ưu tiên chống dịch nhưng trong điều kiện cho phép, cần mở cửa cho sản xuất kinh doanh để duy trì sinh kế của người dân. Trên cơ sở đó tạo ra sản phẩm xã hội, tránh đứt gẫy chuỗi sản xuất bảo vệ môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Thủ tướng làm “tư lệnh” sẽ hiệu quả hơn

Sau khi Thủ tướng Chính phủ được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch, theo ông, điều này có tạo ra chuyển biến đáng kể trong thời gian tới?

Việc phân công Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch thay Phó Thủ tướng là phù hợp. “Tư lệnh” cả một chiến dịch lớn phải có đầy đủ thẩm quyền quyết định, điều hành. Vì công tác chỉ đạo chống dịch bao trùm, không chỉ một việc mà liên quan đến tất cả, bao gồm những vấn đề về dịch bệnh, y tế, kinh tế, ngân sách, lực lượng quân đội, công an đều được huy động tham gia.

Ông thấy sao khi vừa qua có Bí thư Tỉnh ủy tuyên bố, nếu để dân đói sẽ xin từ chức?

Điều này rất đúng và cũng thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên không chỉ để dân đói, cả trong trường hợp để dân mất sinh kế trong khi vẫn có thể duy trì được, cũng phải xem là không hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều địa phương vì ưu tiên chống dịch mà bỏ mặc sản xuất kinh doanh cũng không được, không đảm bảo sự ổn định lâu dài.

Chống COVID-19 là cuộc chiến toàn diện, trong đó có cả vấn đề kinh tế. Người dân cũng phải có cái ăn, cái mặc mới chống dịch được. Chúng ta chưa thể biết đến bao giờ dịch dừng lại, thậm chí khi dừng lại vẫn có thể bùng phát. Cho nên, sống chung với COVID-19 vẫn phải coi là một phương châm.

Trong bối cảnh khó khăn, phải cố gắng tối đa duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Điều quan trọng là, gắn liền với yêu cầu phòng chống dịch, phải chắt chiu từng cơ hội sản xuất, kinh doanh thời COVID-19.

Cảm ơn ông.

85 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm 2021 là 85,5 nghìn, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Riêng TPHCM có 24 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp đóng cửa trên cả nước. Nhóm ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Trong 8 tháng đầu năm, 700 doanh nghiệp lĩnh vực lưu trú và ăn uống hoàn thất thủ tục giải thể. Các tỉnh trọng điểm du lịch như Khánh Hòa, Quảng Nam sụt giảm trên 80% doanh thu du lịch, lữ hành. Nhiều khách sạn được dùng làm khu cách ly y tế tập trung, số còn lại đóng cửa.

Việt Linh

(Theo báo Tiền Phong)

bao ve doanh nghiep doanh nghiep thuy san covid-19

TIN MỚI CẬP NHẬT

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC