Bạc Liêu: Chỉ thị 06 của Ban Thường vụ huyện Đông Hải: Tạo điều kiện cho con tôm phát triển bền vững

Nguyên liệu 15:03 09/08/2021 Nguyễn Trang
Phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản, từ năm 2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Hải (khóa XII) đã ban hành Chỉ thị 06 về quy hoạch, đầu tư để các xã phía Đông phát triển thành vùng sản xuất tập trung về nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC) và các xã phía Tây là vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp (QCCT-KH) theo hướng bền vững, chất lượng cao. Qua hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị 06 đã mang lại nhiều kết quả và bài học kinh nghiệm cho Đông Hải trong chỉ đạo phát triển sản xuất.

Doanh nghiệp ngoài tỉnh tham quan mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn của ông Tạ Hoàng Nhiệm (huyện Đông Hải) năm 2020.

Nhiều mô hình đột phá

Cụ thể, đến nay mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, TC-BTC ở các xã phía Đông của huyện có gần 3.100 hộ tham gia với tổng diện tích trên 3.864ha, tăng 490ha so với năm 2016. Trong đó, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh của các công ty khác nhau (như Công ty CP, Việt Úc, Nam Mỹ, Trúc Anh) cho hiệu quả khá, tỷ lệ hộ nuôi thành công trên 90%, năng suất từ 20 - 25 tấn/ha. Với thời gian nuôi từ 90 - 110 ngày tôm đạt trọng lượng từ 30 - 40 con/kg và mang lại lợi nhuận từ 600 - 800 triệu đồng/ha/năm. Điển hình như: Hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao Đông Hải (xã Long Điền Đông); Hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao Thành Đạt (xã Long Điền); các hộ: Ngô Văn Trung, Nguyễn Hùng Anh (xã Long Điền Tây); hộ Cao Văn An (xã Điền Hải)… Nuôi tôm siêu thâm canh là mô hình nuôi đột phá, cho năng suất, lợi nhuận và tỷ lệ thành công cao.

Đối với mô hình nuôi tôm TC-BTC, có hơn 2.780 hộ tham gia với tổng diện tích trên 3.040ha. Kết quả, mô hình nuôi tôm sú với thời gian nuôi 5 - 6 tháng và cho năng suất thu hoạch từ 3 - 3,5 tấn/ha/vụ. Với cỡ tôm thu hoạch từ 25 - 30 con/kg giúp nông dân cho tổng thu từ 500 - 650 triệu đồng/ha và đạt lợi nhuận từ 120 - 200 triệu đồng/ha.

Riêng mô hình nuôi tôm QCCT ít thay nước và QCCT-KH sử dụng vi sinh ở các xã phía Tây của huyện có diện tích trên 18.329ha, với hình thức nuôi thu tỉa thả bù, ghép các loại thủy sản tôm - cua - cá, phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm sạch theo chuỗi giá trị.

Thời gian qua, tranh thủ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đông Hải đã triển khai thực hiện nhân rộng mô hình QCCT-KH ít thay nước sử dụng chế phẩm vi sinh ở hầu hết các xã. Nếu năm 2016, diện tích mô hình này khoảng 694ha/326 hộ, thì đến nay đã nhân rộng với tổng diện tích trên 4.242ha/1.757 hộ, năng suất thu hoạch bình quân 600 - 750kg/ha/năm (tôm - cua), lợi nhuận bình quân từ 60 - 70 triệu đồng/ha/năm (cao hơn so với mô hình nuôi tôm QCCT-KH truyền thống). Thậm chí, có nhiều hộ đạt lợi nhuận trên 80 triệu đồng/ha như: hộ Dương Minh Đoàn, Hồ Văn Út, Đặng Thanh Chăng, Trần Văn Vũ (xã Định Thành); hộ ông Phan Văn Tiền, Nguyễn Văn Mừng, Châu Văn Út (xã An Trạch A)…

Nông dân ấp Cây Giá (xã Định Thành, huyện Đông Hải) thu hoạch tôm nuôi theo mô hình QCCT-KH áp dụng vi sinh an toàn sinh học.

Tăng cường đầu tư cho phát triển con tôm

Đến nay, mô hình QCCT-KH đã gắn kết được với doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi liên kết “4 nhà” với diện tích trên 1.321ha/470 hộ. Qua đó, có sự hỗ trợ của Nhà nước về khoa học - kỹ thuật, doanh nghiệp hỗ trợ về phần con giống, chế phẩm vi sinh, hỗ trợ đánh giá vùng nuôi đạt tiêu chuẩn ASC. Đồng thời, tôm nuôi theo mô hình QCCT-KH còn được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đảm bảo giá cao hơn so với giá thị trường từ 15.000 - 30.000 đồng/kg (giá tăng từ 10 - 15%) và cao hơn so với thị trường từ 1.000 - 2.000 đồng/kg đối với tôm nuôi theo mô hình TC-BTC, cũng như thiết lập vùng nuôi tôm nguyên liệu sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu…

Có thể nói, Chỉ thị 06 đã thật sự đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng tình và ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Qua hơn 5 năm thực hiện, đến nay Đông Hải đã cơ bản quy hoạch xong 2 vùng nuôi ở các xã phía Đông và phía Tây phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương, giảm thiểu diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả từng vùng nuôi.

Thực tiễn cho thấy, mô hình nuôi tôm QCCT-KH ít thay nước sử dụng chế phẩm vi sinh mang tính bền vững, hiệu quả khá cao, dịch bệnh thấp; môi trường nước ổn định, tôm nhanh lớn, chi phí không cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, có thể thả nuôi kết hợp nhiều đối tượng, giá bán khá cao và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh phát triển mạnh từ năm 2019 đến nay và đạt tỷ lệ thành công cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện…

Tiếp tục phát huy những kết quả đã được từ Chỉ thị 06, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Hải (khóa XIII) chỉ đạo UBND huyện trên cơ sở quy hoạch tổng thể của tỉnh cần tập trung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện để làm cơ sở căn cứ thực hiện Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy, Chỉ thị 06 của Ban Thường vụ Huyện ủy, nhằm đạt kết quả cao nhất. Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch ngành Nông nghiệp đã được phê duyệt. Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đảm bảo tính liên kết vùng và các quy hoạch chuyên ngành khác gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông cơ sở.

Tăng cường mối quan hệ với các viện, trường đại học về hợp tác, nghiên cứu khoa học - công nghệ (KH-CN) và chuyển giao tiến bộ KH-CN; tích cực tham gia hội chợ, triển lãm KH-CN để tiếp thu công nghệ mới có thể áp dụng vào thực tế sản xuất ở địa phương.

Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức KH-CN, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài; liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; triển khai quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch.

(Theo báo Bạc Liêu)

chi thi 06 ban thuong vu huyen dong hai tom phat trien ben vung

TIN MỚI CẬP NHẬT

Công văn của Cục Thủy sản về cấp SC/CC: Không yêu cầu DN phải nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành

 |  16:57 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.

Nghị quyết 128/NQ-CP: Xử lý các "điểm nghẽn"về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

 |  16:53 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

Sản lượng surimi cá minh thái Alaska giảm 13% do nhu cầu yếu

 |  08:33 25/11/2024

(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá minh thái Alaska năm 2024 chính thức kết thúc vào ngày 1/11, với tổng sản lượng surimi của tiểu bang đạt 174.078 tấn, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngư trường cá ngừ của Senegal đạt chứng nhận MSC

 |  08:31 25/11/2024

(vasep.com.vn) Một ngư trường đánh bắt cá ngừ Đại Tây Dương của Senegal, đã trở thành ngư trường đầu tiên trong khu vực đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và những diễn biến liên quan

 |  08:28 25/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Giá cá tuyết và cá haddock H&G Đại Tây Dương tăng mạnh

 |  08:37 22/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.

Các nhóm nghề cá EU ủng hộ lệnh cấm khai thác biển sâu

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.

Tăng cường bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản

 |  08:33 22/11/2024

Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.

WCPFC kêu gọi tăng cường giám sát và bảo tồn bền vững nguồn lợi thủy sản tại cuộc họp thường niên

 |  08:52 21/11/2024

(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC