Anh, Đức đối mặt với thiếu nguồn cung nếu cá thịt trắng Nga bị trừng phạt

Cá thịt trắng 08:32 15/04/2022
(vasep.com.vn) Trong những ngày tới, EU sẽ quyết định liệu có đưa cá thịt trắng Nga vào lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa Nga hay không. Đây là một trong những sản phẩm cốt lõi của ngành, vì vậy điều này đã khiến cho ngành thủy sản châu Âu phải chờ đợi hồi hộp.

Sản xuất cá minh thái philê trên tàu

Từ cá tẩm bột ở các cửa hàng cá và khoai tây chiên tại Anh, đến cá minh thái philê Schlemmer tại các cửa hàng giảm giá ở Đức, ngành thủy sản châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào cá thịt trắng của Nga.

Theo ông Poul Jensen, Giám đốc Hiệp hội Thủy sản Đan Mạch, việc thay thế cá minh thái và cá tuyết cod bằng cá từ các nhà cung cấp khác sẽ rất “khó khăn, nếu không muốn nói là không thể”. Do đó, lệnh cấm nhập khẩu - hoặc áp thuế quan cao - có thể dẫn đến sự sụp đổ của một số doanh nghiệp thủy sản châu Âu.

Thách thức đối với cá minh thái

Theo dữ liệu từ Groundfish Forum, Nga đứng đầu về sản lượng cá minh thái trên toàn cầu, đứng thứ hai về cá tuyết cod Đại Tây Dương, cá tuyết cod Thái Bình Dương và cá haddock. Cụ thể, năm 2022, ước tính 49% sản lượng cá minh thái đánh bắt toàn cầu; 32% sản lượng cá tuyết cod Đại Tây Dương đánh bắt toàn cầu; 41% sản lượng cá tuyết cod Thái Bình Dương đánh bắt toàn cầu và 24% sản lượng khai thác cá haddock đều là đánh bắt của Nga.

Tuy nhiên, do sự phức tạp của chuỗi cung ứng thủy sản, bất kỳ biện pháp trừng phạt thương mại nào cũng sẽ phải đối mặt với các câu hỏi về phạm vi và khả năng thực thi.

Mặc dù ghi nhận hạn ngạch 1,72 triệu tấn vào năm 2021, Nga chỉ xuất khẩu 25.000 tấn sản phẩm cá minh thái trực tiếp sang EU vào năm ngoái. Nga đã xuất khẩu 182.000 tấn cá minh thái bỏ đầu rút ruột (H&G) sang Trung Quốc, đối tác thương mại cá minh thái lớn nhất của Nga.

Phần lớn cá minh thái đến Trung Quốc được chế biến tại các nhà máy Trung Quốc và được tái xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ phương Tây.

Do đó, năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu 175.000 tấn philê cá minh thái, hầu hết được sản xuất từ nguyên liệu thô của Nga. Khoảng 42% xuất khẩu sang Đức, tương đương 73.000 tấn, tiếp đến là sang Hàn Quốc và Mỹ.

Ở Đức, cá minh thái cũng được xuất khẩu sang Ba Lan, Pháp, Ý và Hà Lan. Năm ngoái, lượng cá minh thái tái xuất khẩu của Đức đạt 31.800 tấn trị giá 98 triệu EUR, đưa xuất khẩu cá minh thái trở thành xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba của Đức tính theo giá trị.

Đức cũng nhập 42.300 tấn cá minh thái từ Mỹ, nước sản xuất cá minh thái lớn thứ hai thế giới. Điều này có nghĩa là các sản phẩm cá minh thái tái xuất khẩu của Đức bao gồm cá Nga và Mỹ, phần lớn được chế biến tại các nhà máy Trung Quốc và các tàu chế biến cá của Mỹ.

Bức tranh tương tự với cá tuyết cod và cá haddock

Bức tranh phức tạp tương tự đối với cá tuyết cod và cá haddock Nga, mặt hàng được yêu thích ở các cửa hàng cá và khoai tây chiên ở Anh. Theo Groundfish Forum, năm 2022, Nga dự báo sẽ chiếm lần lượt 32% và 24% nguồn cung cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá haddock trên toàn cầu.

Anh lo ngại lệnh cấm của Mỹ từ ngày 23/6 sẽ làm tăng giá cá tuyết cod và cá haddock từ các nguồn khác. Ông Andrew Crook, chủ tịch NFFF, cho biết gần đây ông đã thấy các cửa hàng cá và khoai tây chiên đóng cửa do giá nguyên liệu thô tăng cao.

Sau những lo ngại này, chính phủ Anh cũng đã hoãn việc áp mức thuế 35% đối với nhập khẩu cá thịt trắng từ Nga, “tùy thuộc vào các nghiên cứu sâu hơn về các tác động cụ thể đối với ngành". Ngay cả khi thuế quan được áp dụng ở Anh, vẫn tồn tại các câu hỏi về phạm vi và khả năng thực thi của thuế.

Ông Crook cho biết, 30 - 40% cá tuyết cod, cá tuyết haddock được bán ở các cửa hàng cá và khoai tây chiên Anh nguồn gốc từ Nga, mặc dù điều này không được thể hiện trong dữ liệu thương mại song phương Nga-Anh.

Kể cả khi không áp thuế quan hay lệnh cấm với cá thịt trắng Nga, việc kinh doanh với Nga đang khó khăn hơn bao giờ hết. Ông Mike Turenhout, một nhà phân tích thị trường thủy sản, cho biết các biện pháp trừng phạt tài chính và xu hướng tẩy chay của người tiêu dùng hiện nay cũng đã có nhiều tác động đến thị trường.

Những tác động này bao gồm việc loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), cũng như những thách thức về vấn đề đánh bắt bất hợp pháp và chứng nhận sức khỏe đối với việc nhập khẩu cá tuyết cod của Nga.

Xin mời đăng ký Báo cáo chuyên đề: "Xung đột Nga - Ukraine: Đánh giá tác động đối với thương mại thuỷ sản Việt Nam" để biết thêm chi tiết về thương mại thuỷ sản Việt Nam với 2 thị trường và ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine đối với XK thuỷ sản của Việt Nam.

Phương Linh

 

ca thit trang trung phat

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhập khẩu cá thu đông lạnh vào Hàn Quốc giảm 16% trong tháng 3/2024

 |  12:55 01/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Union Forsea Corp., khối lượng cá thu đông lạnh nhập khẩu vào Hàn Quốc trong tháng 3/2024 là 16.400 tấn, giảm 16% so với 19.575 tấn năm 2023, giá bán buôn trong nước vẫn ổn định.

Xuất khẩu thủy sản Nga sang châu Á tăng mạnh trong quý đầu năm nay

 |  12:44 01/05/2024

(vasep.com.vn) XK từ vùng Viễn Đông của Nga đạt 288.000 tấn trong quý 1 năm nay, với khoảng 2/3 đến Trung Quốc và 1/3 còn lại đến Hàn Quốc, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC