Các hạn chế đối với sản phẩm được áp dụng sau thảm họa năm 2011 tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) vận hành, đã phát tán bức xạ ra môi trường sau trận Động đất ở phía Đông Nhật Bản.
Các hạn chế ban đầu được đưa ra như một quy định của Liên minh châu Âu, nhưng Anh đã quyết định tiếp tục áp dụng chúng ngay cả sau Brexit.
Các quy định của Liên minh châu Âu về yêu cầu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc ở 9 tỉnh của Fukushima - Miyagi, Yamagata, Ibaraki, Gunma, Niigata, Yamanashi, Nagano và Shizuoka - phải được thử nghiệm tại Nhật Bản và được chứng nhận dưới mức giới hạn 100 Becquerels/1 kg radiocesium (dạng phóng xạ của xêzi). Các lô hàng phải được gửi kèm theo giấy chứng nhận chính thức.
Việc Anh loại bỏ yêu cầu kiểm tra dựa trên quan điểm khoa học rằng ngay cả khi thực phẩm có chứa xêzi vượt quá giới hạn đó được tiêu thụ, nó sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu tiêu thụ ở mức thông thường.
Chính phủ Nhật Bản đã mạnh mẽ thúc giục chính phủ Anh dỡ bỏ các hạn chế thông qua nhiều cơ hội khác nhau, trong cả cuộc họp thượng đỉnh Nhật Bản-Anh vào tháng 5 năm nay, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết trong một thông cáo báo chí. Chính phủ Nhật Bản hoan nghênh việc chính phủ Anh đưa ra quyết định này dựa trên bằng chứng khoa học, vì nó sẽ hỗ trợ việc tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng. Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới việc sớm dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu còn lại trong Liên minh châu Âu và các quốc gia và khu vực khác.
Vào ngày 25/6, các quy định tương tự đã được Quốc hội Scotland thông qua và có hiệu lực. Do đó, các hạn chế nhập khẩu đã được xóa bỏ trên toàn Vương quốc Anh, ngoại trừ Bắc Ireland, nơi các quy tắc của Châu Âu tiếp tục được áp dụng theo các thỏa thuận giữa Vương quốc Anh và Châu Âu.
Anh đã nhập khẩu khoảng 9,19 triệu USD (8,7 triệu EUR) cá, giáp xác, nhuyễn thể và động vật thủy sinh không xương sống từ Nhật Bản vào năm 2021. Mặc dù khối lượng xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản sang Vương quốc Anh là nhỏ - chủ yếu bao gồm các mặt hàng được bán trong các nhà hàng Nhật Bản - hành động này góp phần tạo thêm động lực và áp lực để Nhật Bản yêu cầu các quốc gia khác dỡ bỏ các hạn chế tương tự. Sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011, 55 quốc gia và khu vực đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với các sản phẩm thực phẩm của Nhật Bản. Với sự thay đổi trong quy định ở Anh, con số này đã giảm xuống chỉ còn 13.
Số liệu hiện tại cho thấy 42 quốc gia và khu vực, từng áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với thực phẩm Nhật Bản sau vụ tai nạn Nhà máy điện hạt nhân TEPCO Fukushima Daiichi, đã dỡ bỏ tất cả các biện pháp. 5 nước - Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao vẫn tiếp tục giữ nguyên lệnh cấm nhập khẩu. Vào tháng 2 năm nay, Đài Loan đã dỡ bỏ các hạn chế đối với hầu hết các sản phẩm từ 5 tỉnh của Nhật Bản và nới lỏng các yêu cầu về giấy chứng nhận đối với hàng nhập khẩu từ các tỉnh khác. 8 quốc gia/khu vực duy trì một số yêu cầu về chứng nhận kiểm tra: châu Âu (bao gồm Bắc Ireland), các thành viên của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ), Polynesia thuộc Pháp, Nga và Indonesia.
Mỹ Hạnh (Theo seafoodsource)
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn