Bên cạnh vodka, các loại cá thịt trắng của Nga cũng là một trong những sản phẩm chịu thuế tăng, trong khi lệnh cấm xuất khẩu cũng có khả năng sẽ tác động tới xe, thời trang cao cấp và các tác phẩm nghệ thuật.
Trong cuộc họp báo vào ngày 15/3, chính phủ Anh tuyên bố rằng các biện pháp này sẽ gây thiệt hại lên nền kinh tế của Nga trong khi giảm thiểu thiệt hại đối với các doanh nghiệp của Anh, trong bối cảnh các lãnh đạo G7 gần đây đã thống nhất áp một loạt các biện pháp trừng phạt mới với Moscow.
Chính phủ Anh thông báo lệnh cấm xuất khẩu sẽ sớm có hiệu lực, nhưng chưa đưa ra thời gian cụ thể.
“Nước Anh sát cánh với các đối tác quốc tế với mục tiêu trừng phạt các hành động gây hấn của Nga tại Ukraina”, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế cho biết.
Bên cạnh cá thịt trắng và vodka, các mặt hàng nhập khẩu được Nga áp mức trừng phạt cao nhất là kim loại, ngũ cốc, dầu hạt và máy móc thiết bị. Danh sách các mặt hàng này ước tính trị giá lên đến 1,2 tỷ USD.
Mức thuế nhập khẩu mới sẽ tiếp tục cô lập nền kinh tế Nga khỏi thương mại toàn cầu và đảm bảo rằng Nga sẽ không thể hưởng lợi từ hệ thống quy tắc quốc tế khi không tôn trọng các quy tắc đó.
Anh phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu cá thịt trắng để đáp ứng được nhu cầu trong nước, với việc nhập khẩu 432.000 tấn, trị giá gần 1 tỷ USD vào năm 2020, với 48.000 tấn đến từ Nga. Cá thịt trắng có xuất xứ từ Nga cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc.
Đồng thời, Nga chiếm hơn 40% sản lượng cá trắng của thế giới, bao gồm 60% cá minh thái Alaska, 30% nguồn cung cá tuyết Đại Tây Dương và 25% cá haddock.
Nhập khẩu trực tiếp từ Nga vào thị trường Anh đạt 48.000 tấn vào năm 2020, trong khi nhập khẩu của Trung Quốc vào nước này đạt 143.000 tấn vào năm 2020) cũng phần lớn có xuất xứ từ Nga. Cũng có khả năng một số mặt hàng nhập khẩu của Na Uy, Ba Lan và Đức vào thị trường Anh cũng là sản phẩm có nguyên liệu xuất xứ từ Nga. Rất khó để tính toán một con số chính xác nhưng chuyên gia ước tính tỷ trọng đó chiếm hơn 30%.
Seafish cho biết thách thức là không có sản phẩm thay thế trực tiếp nếu mặt hàng này không còn được cung cấp cho các doanh nghiệp Anh và cũng không có cách nào để tăng nguồn cung. Hơn nữa, Anh sẽ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu để có thể nhập khẩu được mặt hàng này.
Bất kỳ thay đổi nào đối với nguồn cung sẵn có sẽ tác động đến sản xuất; những sản phẩm từng thường xuyên xuất hiện trong tủ cấp đông của siêu thị sẽ không còn nữa hoặc sẽ tăng giá đáng kể. Giá nguyên liệu sẽ tăng ít nhất 20% đến 30% trong bối cảnh các sự kiện đang diễn ra hiện tại. Tỷ suất lợi nhuận vốn đã eo hẹp đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến và nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) sẽ không thể cân đối các chi phí này.
Cơ quan thủy sản Seafish của Anh cho biết mặc dù chưa có biện pháp trừng phạt hoặc biện pháp thương mại chính thức nào đối với thủy sản được đưa ra, nhưng tình hình thế giới có thể dẫn đến những xáo trộn đáng kể đối với hoạt động chế biến thủy sản của Anh, với giá nhiên liệu tăng, nguồn cung bị trì hoãn và cạnh tranh về sản phẩm. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí và khả năng sẽ dẫn đến việc thực phẩm cho người tiêu dùng bị đội giá lên với mức tăng từ 20%-30%.
Các doanh nghiệp thủy sản của Anh hiểu rằng điều này sẽ khó khăn, đặc biệt là đối với các gia đình thu nhập thấp. Các doanh nghiệp đang phải nỗ lực để tìm cách giảm thiểu tác động sẽ gây ra đối với người tiêu dùng.
Minh Trang
Ngày 28/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ngư dân đã cập cảng được hơn 13,6 triệu pao sò điệp trong 8 tháng đầu của vụ khai thác 2024-2025, tính đến ngày 11/12. Con số này chỉ bằng 56,39% trong tổng số 24,2 triệu pao số lượng dự kiến cập bến hằng năm (APL).
(vasep.com.vn) Nghị viện Châu Âu đang chuẩn bị để thiết lập lại các thỏa thuận an ninh và thương mại với Anh vào năm tới, sau khi nước này rời khỏi EU vào đầu năm 2020.
(vasep.com.vn) Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024". VASEP đã vinh danh 49 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản xuất sắc năm 2024.
Tối 23/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024" tại TP.HCM. Đây là lần thứ 2 (sau năm 2022), VASEP tổ chức hoạt động này nhằm nhìn lại kết quả và hướng tới những mục tiêu cao hơn trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Nghề lưới kéo bị đình chỉ tại các cảng lớn của Tây Ban Nha khi hàng trăm người tụ tập bên ngoài Ủy ban Châu Âu tại Madrid.
(vasep.com.vn) Sáng ngày 23/12/2024, VASEP đã tổ chức thành công Hội nghị "Đánh giá 01 năm hoạt động của CLB surimi và bột cá VASEP". Tham dự Hội nghị có ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, bà Đoàn Phương Lan - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Thành Duy - Phó Vụ trưởng Vụ Trung Đông - Châu Phi Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Đình Thụ - Chi Cục trưởng Chi Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển Thị trường khu vực Nam bộ, đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh thành và các DN thành viên CLB,...
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng nêu ra những yêu cầu đặt ra của ngành thủy sản trong bối cảnh hiện tại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng tại buổi lễ.
Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024".
(vasep.com.vn) Tây Ban Nha được đánh giá là quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản ở cấp độ châu Âu. Bà Aurora de Blas, Tổng Giám đốc Quản lý Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động này đối với nền kinh tế Tây Ban Nha, góp phần tạo việc làm và đảm bảo an ninh lương thực.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn