An Giang - Đồng Tháp bắt tay nâng tầm thương hiệu cá tra Việt Nam

Nguyên liệu 08:29 31/05/2022 Bảo Ngọc
Tỉnh An Giang và Đồng Tháp mong muốn trở thành Trung tâm liên kết sản xuất giống cá tra chất lượng cao của vùng, góp phần xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

UBND tỉnh An Giang và UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất trình Bộ NN-PTNT xem xét, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung của Dự án liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao cồn Chính Sách và cồn Vĩnh Hòa. 

Dù gặp những khó khăn nhất định trong nhiều năm qua, nhưng ngành hàng cá tra vẫn là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Loài cá đặc hữu của vùng ĐBSCL này được đánh giá vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động ngày càng nghiêm trọng đến vùng ĐBSCL, nhất là hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn thì 2 tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp vẫn là những địa phương có lợi thế lớn nhất trong phát triển nghề nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra.

Trong đó, khu vực cồn Vĩnh Hòa ở xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu (An Giang) và cồn Chính Sách (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp) cùng nằm ở đầu nguồn sông Tiền, rất thuận lợi về nguồn nước, điều kiện lý tưởng cho cá tra sinh sản, cho ra chất lượng con giống tốt nhất để phục vụ cho thị trường. Những yếu tố này sẽ giúp phát triển nơi đây thành trung tâm sản xuất giống cá tra chất lượng cao cũng như cá tra thương phẩm công nghệ cao.

Chính vì lý do trên mà UBND tỉnh An Giang và UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất trình Bộ NN-PTNT xem xét, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung của Dự án liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao cồn Chính Sách và cồn Vĩnh Hòa.

Dự án có quy mô khoảng 500ha, dự kiến tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. Trước đó, UBND 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cũng đã thống nhất quy hoạch toàn bộ diện tích cồn Vĩnh Hòa và cồn Chính Sách để sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, cung cấp cho 2 tỉnh và vùng ĐBSCL.

An Giang và Đồng Tháp mong muốn sẽ trở thành Trung tâm liên kết sản xuất giống cá tra chất lượng cao của vùng ĐBSCL. 

Cuối năm 2018, Khu sản xuất cá tra giống công nghệ cao của Tập đoàn Việt Úc ở cồn Vĩnh Hòa (ấp Vĩnh Bường, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu - An Giang) đã được cắt băng khánh thành đi vào hoạt động, khẳng định tầm quan trọng của khu vực này. Trong giai đoạn đầu, Việt Úc cung ứng 1 tỷ con giống/năm cho thị trường.

Lãnh đạo tỉnh An Giang đánh giá đây là bước ngoặt quan trọng để ngành cá tra An Giang và vùng ĐBSCL phát triển vượt bậc. Thông qua đầu tư mạnh vào lĩnh vực cá tra giống của Tập đoàn Việt Úc, An Giang mong muốn sẽ trở thành trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng, góp phần xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

Qua chính sách thu hút đầu tư của UBND tỉnh An Giang, Công ty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) cũng đã thành lập và đặt trụ sở Công ty TNHH Sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn tại ấp Vĩnh Bường (cồn Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu - An Giang), đồng thời tập trung triển khai Dự án sản xuất giống cá tra 3 cấp ứng dụng công nghệ cao tại đây. Với quy mô diện tích 48,3ha, dự án đặt mục tiêu cung cấp 1,6 tỷ con cá hương và 30 triệu con cá tra giống/năm.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: An Giang rất mừng và luôn đồng hành ủng hộ những nỗ lực thay đổi, tái cơ cấu ngành hàng cá tra nhằm nâng tầm giá trị của loài cá trời ban cho và đồng thời thông cách làm của Công ty CP Vĩnh Hoàn, Tập đoàn Việt Úc theo mô hình tuần hoàn khép kín, vừa tăng hiệu quả kinh tế mà còn gia tăng giá trị cá tra khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

"Từ cách làm hay đó của các doanh nghiệp, An Giang luôn cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Khi xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, giá trị con cá tra được nâng tầm lên mà không tác động xấu đến môi trường nước. Điều quan trọng trong kinh tế tuần hoàn là tất cả các sản phẩm trong quy trình nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu đều được tận dụng tối đa, hầu như không bỏ bất cứ thứ gì, kể cả chất thải", ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.       

Bảo Ngọc (Theo Nông nghiệp VN)

thuong hieu ca tra viet nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Úc thu giữ hơn 6 tấn hải sâm đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:56 23/01/2025

(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.

Động lực nào cho xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2025?

 |  08:48 23/01/2025

(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.

Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

 |  08:45 23/01/2025

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại Việt Nam - Thụy Sĩ

 |  08:43 23/01/2025

Hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thụy Sĩ đã xây dựng và phát triển mối quan hệ ngày càng bền chặt trên mọi lĩnh vực; trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.

Việt Nam và Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược

 |  09:10 22/01/2025

Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.

Infographic: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam năm 2024

 |  09:00 22/01/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.

Đầu tư vào nuôi trồng thủy sản: thách thức và cơ hội năm 2024

 |  08:59 22/01/2025

(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.

Trung Quốc mở rộng các quy định nghiêm ngặt về nuôi cá rô phi

 |  08:57 22/01/2025

(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.

Viễn cảnh nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

 |  08:48 21/01/2025

(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.

Nissui giảm sử dụng nhựa với bao bì surimi thanh mới

 |  08:45 21/01/2025

(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC