‘Kinh tế tuần hoàn’ đang là một giải pháp được nhiều đất nước và doanh nghiệp hàng đầu thế giới lựa chọn để bảo vệ trái này cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên của trái đất đang ngày càng khan hiếm.
Vĩnh Hoàn có trại ươm cá giống cùng các dự án sản xuất giống công nghệ cao, 610ha nuôi trồng, 5 nhà máy chế biến cá fillet, 1 nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, 2 nhà máy sản xuất bột mỡ cá, 1 nhà máy sản xuất collagen và gelatin, ngoài trụ sở ở Cao Lãnh – Đồng Tháp họ có 3 văn phòng đại diện tại TP. HCM – Quảng Châu – Los Angeles.
uy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm ‘kinh tế tuần hoàn’ vẫn đang còn khá xa lạ, bởi tại Việt Nam có đến hơn 90% doanh nghiệp thuộc quy mô nhỏ và vừa (SMEs), vẫn đang lo chạy ăn từng bữa, nên họ không có thời gian cũng như tâm lực để thực hiện phương thức sản xuất mới này. Hơn nữa, khi họ chỉ bán sản phẩm/dịch vụ ở trong thị trường nội địa là chủ yếu, quả thật thực hiện ‘kinh tế tuần hoàn’ không cần thiết, vì thị người tiêu dùng chưa đòi hỏi điều đó.
Thế nên, chúng tôi đã có chút ngạc nhiên khi biết rằng: Vĩnh Hoàn – doanh nghiệp đang có trụ sở tại Cao Lãnh – Đồng Tháp đã gần như thành công thực hiện phương thức sản xuất đang là xu hướng trên thế giới này.
Theo tiết lộ của bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch và là người được mệnh danh "Nữ hoàng cá tra", thì Vĩnh Hoàn đã hoàn tất được 14/17 mục tiêu phát triển bền vững. Và sở dĩ 3 chỉ tiêu còn lại Vĩnh Hoàn chưa thể thành công, bởi chúng liên quan đến quy hoạch vùng, chỉ mình doanh nghiệp này không thể làm được. Năm nay, bà Lệ Khanh vừa lọt vào Top 25 phụ nữ quyền lực nhất châu Á do Tạp chí Forbes bình chọn.
Trong vài năm qua, Vĩnh Hoàn cùng con cá tra đã vượt qua rất nhiều thăng trầm cùng những rào cản kỹ thuật tưởng chừng không vượt qua được khi xuất khẩu quốc tế, như ‘chống bán phá giá’. Thế nên, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Vĩnh Hoàn chỉ hơi chệch choạc thời điểm ban đầu, còn sau đó đã quay trở lại đường đua như bình thường, thậm chí chúng tôi còn muốn biến nguy cơ thành cơ hội.
Hiện Vĩnh Hoàn đang trong tâm thế sẵn sàng đón đầu dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, vì chúng tôi đã gần như hoàn tất được phương thức sản xuất theo kiểu kinh tế tuần hoàn ở cuối năm 2019", bà Trương Thị Lệ Khanh cho biết.
Theo Báo cáo tài chính mới nhất của Vĩnh Hoàn, lũy kế 11 tháng, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp này giảm nhẹ 4% xuống còn 6.314 tỷ đồng. Mặc Covid-19, Vĩnh Hoàn vẫn có rất nhiều chuyển động đáng chú ý trên thương trường như thành lập công ty xuất nhập khẩu sản phẩm thủy sản tại Singapore hay ra sức thâu tóm công ty bánh phồng tôm Sa Giang.
"Nữ hoàng cá tra" Lệ Khanh cho biết thêm, việc Vĩnh Hoàn quyết định chuyển hướng sản xuất sang kiểu ‘kinh tế tuần hoàn’, ngoài nhận lời thí điểm mô hình mới này với chị Kim Hạnh – Giám đốc BSA; còn tự bản thân bà Khanh và doanh nghiệp nhận ra rằng: đây là đường hướng mà Vĩnh Hoàn phải đi, nếu muốn phát triển bền vững và tiếp tục chiến đấu cũng như chiến thắng trên đấu trường quốc tế.
"Chúng tôi cũng muốn chứng minh rằng, phát triển kinh tế không nhất định phải xung đột với môi trường, sản xuất thủy sản không nhất thiết phải thải thủy ngân ra môi trường. Đây còn là hành động thể hiện sự biết ơn của Vĩnh Hoàn với dòng sông Mekong", Chủ tịch Vĩnh Hoàn bày tỏ.
Hiện Vĩnh Hoàn có 4 mảng phát triển chính: Vinh Aquaculture – Nuôi trồng, Vinh Foods – Thực phẩm đã sơ chế/chế biến, Vinh Wellness – Sản phẩm tốt cho sức khỏe và Vinh Technology – Khoa học công nghệ.
Vinh Technology là công ty chuyên về nghiên cứu khoa học công nghệ hợp tác với Singapore. Sở dĩ Singapore được chọn vì đây là đất nước có nền khoa học công nghệ phát triển gần nhất với Singapore. Hiện tại thế giới đã sản xuất được cả thịt chay hoặc thịt làm từ thực vật, nên Vĩnh Hoàn không thể cứ ôm khư khư những gì mình đang có, mà phải đầu tư vào công nghệ sinh học.
Những sản phẩm từ con cá tra của Vĩnh Hoàn.
Về sản phẩm chủ lực cá tra: Vĩnh Hoàn đã có quy trình nuôi trồng – sản xuất cá tra khép kín, doanh nghiệp có thể kiểm soát từ giống – nuôi trồng – thu hoạch – chế biến – sản xuất – tiếp thị - bán hàng. Nhờ khoa học kỹ thuật, Vĩnh Hoàn không bỏ bất cứ bộ phần nào của con cá tra, ví dụ như da – mỡ - nội tạng những thứ được xem là phế phẩm như trước đây. Ngoài sản phẩm fillet cá, họ lấy mỡ sản xuất dầu cá, da làm da cá chiên giòn – collagen – gelatin, bong bóng và bao tử cá đông lạnh…
Trong quá trình sản xuất, họ đã biến được chất thải thành tài nguyên: nước thải của vùng nuôi có thể mang tưới tiêu cho các loại cây ăn trái hoặc lúa, cá chết và bùn thải chế biến thành phân hữu cơ, bao bì thải ra được làm nguyên liệu cho nhà máy xử lý chất thải – sản xuất phân bón có tên Mai Thiên Thanh. Vĩnh Hoàn đang hướng tới xây dựng nhà máy tái chế bao bì, quy hoạch ao nước thải gần vùng nông nghiệp, nuôi cá tuần hoàn giảm sử dụng nước.
"Vùng nuôi trồng của chúng tôi ở Tân Hưng – Long An đã hoàn thiện mô hình ao chuồng sản xuất kiểu nước tuần hoàn, sau đó lượng nước này có thể xử lý sinh học để có thể tưới tiêu hoặc trồng lúa – trái cây. Vậy nên, tôi rất ủng hộ ưu tiên mới ở ĐBSCL là thủy sản – cây ăn trái – lúa.
Còn nhiệm vụ của các doanh nghiệp đầu ngành như Vĩnh Hoàn là khiến những sản phẩm được sản xuất theo phương thức ‘kinh tế tuần hoàn’ khi có mặt trong các chuỗi siêu thị sẽ được định giá cao hơn và khác biệt những sản phẩm hiện tại đang lưu hành trên thị trường", bà Lệ Khanh nêu vấn đề.
Thực hành phương thức sản xuất kinh tế tuần hoàn.
Cũng như thế, hiện tại Vĩnh Hoàn đã hoàn thành được 14/17 mục tiêu của phát triển bền vững; 3 mục tiêu họ vẫn còn bỏ ngỏ là nước sạch và vệ sinh (6), năng lượng sạch và bền vững (7), tài nguyên và môi trường trên đất liền (15). Nếu Vĩnh Hoàn có thể đầu tư điện mặt trời áp mái – họ sẽ giải quyết được mục tiêu thứ 7. Ngoài ra, họ cũng đang xây dựng các ao xử lý nước thải tại vùng trồng để giải quyết mục tiêu thứ 6.
Với mục tiêu 15, mọi thứ phức tạp hơn vì Vĩnh Hoàn cần sự hợp tác của nhiều bên như Chính quyền và doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp này đang xin tỉnh Long An thêm đất ở vùng đệm để có thể trồng cây ăn trái. Nước tưới và phân bón của vườn ăn trái sẽ được lấy từ các ao nuôi trồng và phế phẩm sản xuất từ cá tra – tất nhiên chúng đã được xử lý bằng các phương pháp sinh học. Vĩnh Hoàn dự định đến năm 2025, họ sẽ hoàn thành hết 3 mục tiêu còn lại.
"Nhằm giúp Vĩnh Hoàn cũng như các doanh nghiệp tại ĐBSCL thực hành được phương thức sản xuất ‘kinh tế tuần hoàn’, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau.
Đầu tiên, Nhà nước có cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thuận lợi, linh hoạt. Có chính sách ưu đãi về đất, thuế thu nhập, lãi suất.
Thứ hai, cần quy hoạch vùng liên kết, tạo cơ hội cho các công ty/ hợp tác xã sản xuất và kinh doanh theo hướng liên kết chuỗi theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Thứ ba, đầu tư cơ sở hạ tầng điện, nước, giao thông, công nghệ thông tin thích ứng biến đổi khí hậu và thu hút đầu tư. Để tận dụng vườn nuôi, chúng tôi muốn nuôi 1 vụ tôm sau 1 vụ cá, nhưng vì không có điện nên chúng tôi không thể làm vì nếu làm thì chi phí sản xuất sẽ rất cao, không thực tế. Hay chúng tôi muốn số hóa quản lý vùng trồng, song ở nhiều khu vực lại không có internet nên chúng tôi cũng không thể làm điều đó.
Cuối cùng là phải đào tạo nguồn nhân lực. Vì muốn số hóa hoặc theo hướng đổi mới – sáng tạo, chú trọng nghiên cứu sinh học… đều cần nhân lực chất lượng cao", Chủ tịch Vĩnh Hoàn nêu ý kiến.
Tóm lại, kinh tế tuần hoàn chính là chống lại chủ nghĩa tiêu dùng với bất cứ giá nào mà không suy tính tới đời sau. Làm sao để sản xuất và thụ hưởng đời này không ảnh hưởng đến mọi mặt của thế hệ kế tiếp, đó mới là phát triển bền vững. Và đây là đường hướng bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn hội nhập trong giai đoạn mới, để trở thành một phần của chuỗi cung ứng, là điều kiện tiên quyết để có thể cạnh tranh với Ấn Độ - Indonesia.
Mô hình kinh tế tuần hoàn: gồm 4 hành động tuần hoàn chính là tái chế/tái sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên, sử dụng có trách nhiệm với xã hội – môi trường, tạo ra giá trị cho tất cả mọi người. Cụ thể: giảm sử dụng tài nguyên và sản xuất sạch hơn, tăng năng xuất sản xuất – khai thác hiệu quả tài nguyên, áp dụng số hóa trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm giá trị từ phụ phẩm, tạo ra sản phẩm là đầu vào của ngành nông nghiệp khác, tái sử dụng/tái chế các phế phẩm…
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.
Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn