Năm 2020, tôm chân trắng chiếm gần 80% tổng giá trị XK tôm sang thị trường EU, tăng 9,7%; cả tôm chân trắng chế biến và sống, tươi, đông lạnh đều tăng; sản phẩm tôm sú chế biến (HS 16) giảm 5,6% và tôm biển khác giảm 6,7% so với năm 2019.
Nửa đầu năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, giá trị XK tôm sang EU rơi xuống âm liên tiếp. trong ba tháng của quý 3/2020, giá trị XK sang thị trường này tăng khả quan, cuối năm XK lại giảm nhẹ.
Nửa đầu năm 2020, châu Âu bị kiệt quệ bởi Covid, tiêu thụ tôm tại nhiều thị trường yếu, không giống như tại Mỹ hay Trung Quốc, kênh bán lẻ không khá hơn, kênh tiêu thụ nhà hàng vốn là kênh tiêu thụ lớn nhất bị thu hẹp. Theo Globefish, nửa đầu năm 2020, nhập khẩu tôm của EU đạt 341.651 tấn, trong đó có 70.000 tấn tôm chế biến (-10,6%). Trong những tháng hè, nhu cầu tôm cải thiện hơn ở Bắc Âu nhờ doanh số bán hàng cho kênh nhà hàng tăng. Nhiều người dân chọn nghỉ hè và dùng bữa tại các nhà hàng địa phương.
Năm 2020, cả châu Âu phải đối mặt với khó khăn do đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế và Brexit.
Phần lớn, châu Âu NK sản phẩm tôm thẻ chân trắng bóc bỏ từ Ấn Độ và Việt Nam với hai nhóm sản phẩm chính thuộc HS 0306 và HS 1605. Sản phẩm tôm thẻ chân trắng NK dưới dạng sơ chế và trải qua ít nhất hai bước xử lý bảo quản. Hiện tôm chế biến chiếm khoảng 23% tổng NK tôm nước ấm của châu Âu (CBI).
Các nhà chế biến Nam Âu như: Tây Ban Nha, Pháp và Italia thu mua tôm còn nguyên vỏ từ Ecuador và một số quốc gia ở Trung Mỹ sau đó thêm công đoạn nấu chín tại nhà máy ở châu Âu và bán tại khu vực.
Tôm sú được người châu Âu đưa vào phân khúc tôm cao cấp so với tôm thẻ chân trắng và sản phẩm tôm sú được tiêu thụ phần lớn ở vùng Tây Bắc Âu và Pháp. Các nhà NK tôm sú bán buôn từ Bangladesh và NK lẻ từ Việt Nam và và Madagascar.
Hà Lan là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm tỷ trọng 28% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU và chiếm 3,9% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Từ đầu năm tới nay, trừ tháng 1/2020 xuất khẩu sang thị trường này giảm, các tháng còn lại dường như không bị chịu tác động của Covid-19 và tăng trưởng dương liên tục.
Hiện nay có 65 doanh nghiệp Việt Nam XK tôm sang Hà Lan. Việt Nam chủ yếu XK sang Hà Lan những sản phẩm như tôm sú PD hấp đông lạnh, tôm thẻ Nobashi đông lạnh, tôm thẻ HLSO tươi đông lạnh, tôm thẻ Nobashi đông lạnh, tôm thẻ chân trắng, lột vỏ, luộc sushi đông lạnh, tôm sú tươi PD đông lạnh, tôm thẻ sushi luộc đông lạnh, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú bỏ đầu PTO tươi đông lạnh, tôm sắt luộc đông lạnh IQF, tôm thẻ PTO luộc cấp đông, tôm chân trắng PD,IQF tươi đông lạnh…
Dự báo quý 1/2021, giá trị XK tôm sang EU tiếp tục tăng trưởng dương hai con số nhờ sự phục hồi của nhiều nền kinh tế, trong đó nhu cầu tiêu thụ của một số thị trường ở Bắc Âu cũng đã tăng trưởng mạnh so với năm 2020.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn