Như vậy, tính đến hết quý III/2021, XK thủy sản của cả nước đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 9, XK cá tra và các loại cá biển khác tiếp tục giảm mạnh (giảm lần lượt 36% và 65%) so với cùng kỳ, trong khi XK tôm giảm 21%, cá ngừ giảm 14%, mực bạch tuộc giảm 12%.
Tính đến hết tháng 9/2021, XK tôm đạt 2,76 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ trong đó tôm chân trắng tăng 10% đạt 2,14 tỷ USD, trong khi tôm sú giảm 1,7% đạt 422 triệu USD. XK cá tra 9 tháng đầu năm tăng 3,2% đạt trên 1 tỷ USD. XK cá ngừ cũng vẫn giữ được mức tăng 9% đạt 520 triệu USD trong 3 quý đầu năm, trong khi XK mực, bạch tuộc tăng nhẹ 2% đạt 404,8 triệu USD. Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng liên tiếp, XK các loại cá biển khác tính đến cuối tháng 9/2021 đã giảm gần 5% so với cùng kỳ đạt 1,15 tỷ USD.
Tháng 9, XK thủy sản sang Mỹ đã hồi phục với mức tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ đạt 159 triệu USD. Trong khi đó, XK sang các thị trường khác tiếp tục giảm, trong đó giảm mạnh nhất là Trung Quốc (giảm gần 50%), XK sang các thị trường Nhật Bản, Canada, Anh, Australia cũng giảm từ 35-45%, trong khi XK sang EU và Nga giảm trên 15%, sang Hàn Quốc giảm 5%.
Sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản nửa cuối tháng 9/2021 đã có dấu hiệu hồi phục nhất là tại mấy tỉnh trọng điểm về tôm như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và các tỉnh ven biển miền Trung. Ngành thuỷ sản đang kỳ vọng từ tháng 10 sẽ khả quan hơn khi “mở cửa” ở TP HCM cùng những chính sách hỗ trợ phục hồi SX. Nhưng thực tế kiểu “nửa mở nửa đóng” ở các địa phương và diễn biến khó lường của dịch Covid như những ngày qua cho thấy, chặng đường hồi phục sản xuất và XK thủy sản còn “ nhiều chông chênh”.
Trong trường hợp Covid vẫn bùng phát mạnh ở các tỉnh sản xuất thủy sản trọng điểm thì tháng 10 XK sẽ tiếp tục giảm ít nhất 25% so với cùng kỳ. Hai tháng cuối năm dù có nỗ lực thích ứng thì khả năng XK cũng chỉ tương đương hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Với đà này thì XK thuỷ sản năm 2021 khả quan nhất là bằng năm 2020, đạt 8,4 tỷ USD. Thậm chí, XK sẽ giảm dưới 8,4 tỷ USD nếu tình hình Covid căng hơn và các biện pháp phòng chống Covid siết chặt sản xuất trở lại. Hệ lụy sẽ còn kéo dài tới năm sau nếu chúng ta mất thị phần tại các thị trường nhập khẩu lớn, trước các đối thủ như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan dù họ cũng đã và đang vừa chống dịch vừa sản xuất.
Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 và 9 tháng đầu năm 2021 (triệu USD) | ||||
Sản phẩm |
Tháng 9/2021 |
Tăng trưởng (%) |
T1-T9/2021 |
Tăng trưởng (%) |
Tôm các loại |
305,012 |
-20,8 |
2.760,126 |
2,6 |
Cá tra |
81,991 |
-36,5 |
1.076,161 |
3,2 |
Cá ngừ |
50,995 |
-14,5 |
520,667 |
9,1 |
Cá các loại khác |
57,545 |
-65,6 |
1.153,660 |
-4,6 |
Mực và bạch tuộc |
45,231 |
-11,9 |
404,835 |
2,2 |
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ |
10,161 |
9,4 |
96,994 |
35,7 |
Cua, ghẹ và Giáp xác khác |
12,871 |
-34,0 |
116,401 |
-8,3 |
TỔNG CỘNG |
628,248 |
-23,5 |
6.198,448 |
2,9 |
Việc tỷ phú Donald Trump dọa áp thuế nhập khẩu với mọi sản phẩm vào Mỹ khiến doanh nghiệp tại đây phải đẩy nhanh tốc độ nhập hàng.
(vasep.com.vn) Thị trường cá đáy của Hoa Kỳ vẫn chịu áp lực tăng đáng kể do tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang diễn ra, nhu cầu tăng đều đặn và gián đoạn hậu cần. Các loài chính, đặc biệt là cá tuyết Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen, đang thúc đẩy động lực thị trường khi nhiều người mua đảm bảo hàng tồn kho trước khi giá dự kiến tăng vào đầu năm sau.
(vasep.com.vn) Một công ty XK cá rô phi Trung Quốc cho biết ngành XK cá rô phi đã có mặt trên thị trường Mỹ trong nhiều năm, và dù tình hình có thay đổi thế nào, họ cũng phải tìm cách tồn tại trong thị trường này.
(vasep.com.vn) Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), có trụ sở tại Portsmouth, New Hampshire, đã công bố vào 4/11 về việc phát hành Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0, một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), tháng 9/2024, xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính do nhu cầu giảm từ các thị trường quan trọng ở châu Á.
(vasep.com.vn) Ngày 31/10/2024, Na Uy và Nga thiết lập hạn ngạch khai thác cá tuyết Đại Tây Dương và cá haddock tại Biển Barents cho năm 2025. Động thái này đã đẩy giá nguyên liệu đông lạnh H&G của cả 2 loài này lên mức cao kỷ lục, đặc biệt là từ các nhà cung cấp Nga, do người mua cố gắng đảm bảo nguồn cung trong bối cảnh sắp thiếu hụt vào năm 2025.
(vasep.com.vn) Mùa khai thác cá minh thái Alaska (mùa B) đã kết thúc thành công, mặc dù có khó khăn ban đầu tại vùng Vịnh Alaska (GOA).
Tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá. Sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh, chế phẩm tăng cường chức năng của gan, thận, đường ruột cho cá.
Những năm qua, người nuôi cá tra ở An Giang đã đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn