Theo đó, luỹ kế 5 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021.
XK thuỷ sản tháng 5/2022 chững lại một chút so với tháng 4 chủ yếu do XK tôm. Trong tháng 5, XK tôm đạt 416 triệu USD, tăng 19%, sau khi tăng nóng 47% trong tháng 4. Tính đến hết tháng 5, XK tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% và chiếm 39% tổng kim ngạch XK thuỷ sản.
Theo một số doanh nghiệp, XK tôm 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá vì 5 lý do: nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường hồi phục mạnh, doanh nghiệp có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh Covid căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng, sự trở lại của doanh nghiệp Việt Nam với các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ, EU…
Tuy nhiên, từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm, do vậy nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 4 tháng đầu năm. Do vậy, tháng 5 và vài tháng tới, có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu tôm của một số thị trường NK chính có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay. Do vậy, XK tôm quý II dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại so với quý I.
XK cá tra trong tháng 5 tăng 65% đạt 245 triệu USD, cũng tăng trưởng thấp hơn so với tháng 4. Tuy nhiên, luỹ kế 5 tháng đầu năm, XK cá tra vẫn giữ được tăng trưởng cao gần 90% đạt trên 1,2 tỷ USD. Năm nay, lạm phát giá thực phẩm và thuỷ sản cao kỷ lục trên thế giới là một lợi thế cho mặt hàng cá tra XK của Việt Nam. XK cá tra sang các thị trường tăng mạnh, nhất là thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều DN cá tra đang hoang mang khi XK sang Trung Quốc vì quy định kiểm tra chặt dấu vết Covid trên thuỷ sản NK, đã có một số DN bị trả hàng về và bị tạm ngừng XK sang thị trường này vì lý do Covid. Mặc dù một số thành phố lớn như Quảng Châu, Thượng Hải đã mở cửa trở lại, nhưng chính sách zero Covid vẫn còn là trở ngại lớn với doanh nghiệp Việt Nam.
XK cá ngừ vẫn giữ được tăng trưởng cao 41% trong tháng 5/2022 đạt trên 93 triệu USD. Tính đến hết tháng 5/2022, XK cá ngừ đạt 461 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021.
XK các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng mức tăng đều thấp hơn so với tháng 4.
Tình hình chiến sự Nga chưa đến hồi kết, vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế, trong đó có khai thác thuỷ sản, khiến nguyên liệu khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu hải sản để chế biến XK tiếp tục là bài toán khó với các DN hiện nay.
XK thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2022 (triệu USD) (số ước tính) |
|||||
Sản phẩm |
T5/2022 |
Tăng trưởng (%) |
T1-5/2022 |
Tăng trưởng (%) |
Tỷ trọng (%) |
Tôm |
416,495 |
19,3 |
1.813,550 |
38,3 |
38,9 |
Cá tra |
245,118 |
65,1 |
1.208,391 |
89,4 |
25,9 |
Cá ngừ |
93,427 |
41,5 |
461,208 |
58,2 |
9,9 |
Cá các loại khác |
160,345 |
8,5 |
759,565 |
7,6 |
16,3 |
Mực, BT |
57,548 |
11,3 |
270,358 |
25,2 |
5,8 |
Nhuyễn thể có vỏ |
12,096 |
0,8 |
58,561 |
21,4 |
1,3 |
Nhuyễn thể khác |
714 |
171,6 |
2,644 |
-34,2 |
0,1 |
Cua ghẹ và giáp xác khác |
15,766 |
9,3 |
84,611 |
46,6 |
1,8 |
Tổng |
1.001,507 |
26,8 |
4.658,888 |
42,4 |
100,0 |
(vasep.com.vn) Cơ quan Phát triển Nuôi trồng Thuỷ sản Quốc gia (ANDA) của Morocco vừa phê duyệt hai chương trình tài trợ với tổng giá trị 300 triệu MAD, nhằm hỗ trợ mở rộng ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.
(vasep.com.vn) Ngày 2/1/2025, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 2/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ sau khi làm việc với các Đại sứ/Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Thủ đô Majuro của Quần đảo Marshall, một trung tâm vận chuyển cá ngừ quan trọng ở Thái Bình Dương, đã ghi nhận số lượng vận chuyển thấp nhất trong hơn một thập kỷ vào năm 2024.
(vasep.com.vn) Nhà phân tích hải sản cấp cao Angel Rubio khuyên rằng các chiến lược tiếp thị hiệu quả hiện đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng Hoa Kỳ và hỗ trợ doanh số bán lẻ tôm khi nhu cầu trong lĩnh vực bán lẻ giảm sau đợt tăng đột biến do đại dịch.
(vasep.com.vn) Vào những tháng mùa hè, nhu cầu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng mạnh ở châu Âu. Người tiêu dùng tìm kiếm nguồn hải sản bền vững và coi đó là ứng cử viên hàng đầu. Năm 2024 không phải ngoại lệ.
(vasep.com.vn) Giá tôm chân trắng nuôi tại trang trại của Trung Quốc vẫn ở mức thấp mặc dù Tết Nguyên đán đang đến gần, thông thường đây là thời điểm nhu cầu đạt đỉnh và giá cả tăng mạnh, trong khi giá từ các nguồn khác giảm hoặc ổn định.
(vasep.com.vn) Kể từ 1/1/2025, tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ đã ban hành luật mới nhằm bảo vệ tốt hơn cả ngành công nghiệp hải sản của tiểu bang và người tiêu dùng.
Philippines vừa công bố nghiên cứu nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni (slipper lobster) thành tôm giống, mở ra triển vọng nuôi thương phẩm loại hải sản giá trị này.
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn