Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh bất chấp Zero COVID, phong tỏa nhiều thành phố lớn

Thị trường thế giới 08:38 20/04/2022
Dù Trung Quốc vẫn kiên định với chính sách Zero COVID, nhiều trung tâm thủy sản lớn bị phong tỏa, song xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong quý I vẫn tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, đạt 326 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh bất chấp Zero COVID

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 3, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 182 triệu USD, tăng 2,2 lần so với tháng 2. Tính chung quý I, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 326 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Phạm Mơ)

Như vậy, dù Trung Quốc vừa trải qua làn sóng COVID-19 với số ca nhiễm mới tăng đột biến, phong tỏa nhiều thủ phủ thủy sản như Quảng Đông, Thượng Hải, siết chặt quy trình nhập khẩu thực phẩm… nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng trưởng tốt.

Trao đổi với người viết, bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO. cho biết việc Trung Quốc kiên định với chính sách Zero COVID-19, tăng cường kiểm dịch với thủy sản đông lạnh là khó khăn chung của tất cả thị trường xuất khẩu thủy sản, không riêng Việt Nam.

“Nhìn chung, việc phong tỏa, kiểm dịch ở Trung Quốc cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu thủy sản vì các doanh nghiệp đã quen và thích nghi với điều này trong hai năm qua.

Cho dù bị ảnh hưởng cũng không đáng kể, bởi nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc đang rất cao”, bà Hằng nói.

Về xuất khẩu cá tra, CTCK BIDV (BSC) cho biết hai tuần sau khi Trung Quốc công bố việc phong tỏa nhiều thành phố, xuất khẩu mặt hàng này chưa có dấu hiệu sụt giảm.

Trong quý I, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc ước đạt 65.000 tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng 87% về lượng và tăng 2,6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá bán cá tra trung bình đạt 2.530 USD/tấn, tăng 74%.

BSC cho rằng Trung Quốc sẽ dần tiến tới việc mở cửa trở lại và khi đó mức tiêu thụ cá tra của nước này ngang với Mỹ. Đây sẽ là nhân tố quyết định đà tăng trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm nay.

Còn về mặt hàng tôm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết sau khi giảm mạnh 22% trong năm 2021, xuất khẩu tôm đã có tín hiệu phục hồi tăng trưởng tốt vào đầu năm nay.

2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 40 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP dự báo năm 2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh. Tuy vậy, các quy định và rào cản của Trung Quốc vẫn khắt khe, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần đảm bảo công tác kiểm soát và phòng chống COVID-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu tôm vào Trung Quốc.

Với những tín hiệu tích cực trong quý I của nhiều mặt hàng thủy hải sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng triển vọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc sẽ khả quan trong năm 2022.

Tham gia vào thị trường, doanh nghiệp phải chấp nhận luật chơi

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) từ đầu năm đến ngày 11/3, có 52 lô hàng của 36 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam bị cảnh báo, trả về vì phát hiện virus trên mặt bao bì, kiện hàng và trên mẫu sản phẩm.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản về chỉ tiêu phosphate (cá, tôm đông lạnh, mực khô); bệnh thủy sản IHHNV, WSSV (tôm đông lạnh); kháng sinh cấm Chloramphnicol (ốc hương sống), Cadmium (cá cơm khô, tôm sú sống).

Nguyên nhân là một số doanh nghiệp chưa nắm vững và đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc cảnh báo nhiều doanh nghiệp Việt vì phát hiện virus SAR-CoV-2 trên bao bì

Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu đối với doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và cũng tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện SARS-COV-2 trong một thời gian.

Tùy thuộc vào số lần bị phát hiện virus Sars-Cov-2 (trên bao bì hoặc thực phẩm), doanh nghiệp có thể bị đình chỉ thủ tục nhập khẩu trong vòng từ 1 – 4 tuần.

Bà Lê Hằng cho rằng: “Các doanh nghiệp có lô hàng bị Trung Quốc cảnh báo, trả về sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, song xét về tổng thể ngành thì không chịu tác động lớn.

Khi doanh nghiệp xác định tham gia xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản thì phải tìm hiểu và đáp ứng các quy định nhập khẩu. Các thị trường đang ngày càng khó tính, đặc biệt là Trung Quốc. Do vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm dịch thực phẩm là tất yếu”.

Bà Hằng cho rằng ở giai đoạn này, khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bật sau hai năm dồn nén, các nhà nhập khẩu có thể dễ tính hơn một chút.

Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 và căng thẳng Nga – Ukraine lắng xuống thì các thị trường có thể sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng và nhiều rào cản khác.

Cùng quan điểm, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP đánh giá doanh nghiệp Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang Trung Quốc bởi sức tiêu thụ của thị trường hơn một tỷ dân là vô cùng lớn.

“Điều quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là thị trường tiêu thụ tốt. Còn mỗi quốc gia sẽ có những chính sách, rào cản kỹ thuật, doanh nghiệp muốn vào thị trường thì phải tuân thủ, không còn cách nào khác”, ông Hòe nói.

Phương Linh

(Theo vietnambiz.vn)

tang truong zero covid

TIN MỚI CẬP NHẬT

Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT

 |  10:44 08/05/2024

Ngày 16/4/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT.

Seychelles và Comoros ký thỏa thuận chống đánh bắt IUU tại khu vực EEZ

 |  08:42 08/05/2024

(vasep.com.vn) Seychelles và Comoros đã ký một thỏa thuận nhằm cải thiện mối quan hệ trong nghề cá nhằm chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

QĐ.Marshall phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt IUU

 |  08:40 08/05/2024

(vasep.com.vn) Quần đảo Marshall đã phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 08/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tháng 3/2024 tiếp tục sụt giảm. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch mặt hàng này đạt 57 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

Avanti, Devi, Sandhya Aqua dẫn đầu về doanh thu tôm tại Ấn Độ

 |  09:07 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ đơn vị tư vấn Shrimp Insights về ngành tôm của Ấn Độ, Avanti Feeds, Devi Sea Foods và Sandhya Aqua là ba nhà sản xuất tôm và thức ăn chế biến lớn nhất Ấn Độ theo doanh thu.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu về đánh bắt IUU và thành tựu 2020 - 2023

 |  09:03 07/05/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo giai đoạn 2020 - 2023 về các hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), trong đó nêu rõ thành tựu quan trọng là Quy định IUU sửa đổi, được thông qua trong khuôn khổ sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá của EU.

Bến Tre kiên quyết không cho 399 tàu “3 không” ra khơi để thực hiện IUU

 |  08:54 07/05/2024

Hiện nay, các ngành các cấp ở tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (IUU) và công tác chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC