Đối với các thị trường XK, kết quả trong tháng 1 cũng có tín hiệu tích cực với Mỹ (+25,6%), Nga (+72%), Đài Loan (+60%). Đặc biệt, XK sang các nước trong khối hiệp định CPTPP tăng 34%, trong đó sang Australia tăng 105%, Nhật Bản tăng 25%, Mexico tăng 68%.
XK sang các thị trường khác trong tháng 1/2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, nhưng mức tăng trưởng không được coi là tích cực vì năm trước Tết Nguyên đán rơi vào tháng 1.
Trong tháng 1/2021, một số sản phẩm có tăng trưởng vượt trội như cá tra phile đông lạnh (mã HS030462) tăng 53% và là mã sản phẩm đứng đầu về giá trị XK, chiếm 17% tổng giá trị XK thủy sản. Tiếp đến là tôm chân trắng chế biến (PTO, PDTO, xẻ bướm…), tăng 47% và chiếm 9% giá trị XK; tôm chân trắng tươi/đông lạnh bỏ đầu, block, PTO, PDTO (mã HS 03061721) tăng 39% và chiếm 7,4%, chả cá, surimi (mã HS 0304990) tăng 58% và chiếm 6,8%; Tôm chân trắng lột vỏ, bỏ đầu PD tươi/đông lạnh (mã HS 03061722) tăng 56% và chiếm 5,2%.
Nhiều sản phẩm khác có mức tăng trưởng cao (41-84%) như: Bạch tuộc đông lạnh (cắt/nguyên con); Cá phile/cắt khúc đông lạnh (cá thu, cá đổng, cá cờ, cá kiếm, cá chẽm, cá saba, cá dũa…); Cá chế biến, cá khô tẩm gia vị, cá tẩm bột...; Mực ổng, mực nang đông lạnh cắt khoanh/cắt miếng; Cá chế biến khác (cá khô, cá chiên, chả cá, mắm cá…); Cá ngừ ngâm nước đóng hộp; Cá ngừ hộp ngâm dầu đóng hộp; Nghêu trắng, nghêu nâu luộc hấp đông lạnh; Cua/ghẹ, thịt cua, ghẹ đông lạnh; Cá tẩm gia vị, cá nướng các loại (cá saba, cá nục…)…
Đặc biệt, có một số sản phẩm thủy sản của Việt Nam có nhu cầu rất cao trong bối cảnh dịch Covid, nên giá trị XK trong tháng 1 đạt tăng trưởng đội phá, trong đó XK cá tra nguyên con/cắt khúc/xẻ bướm đông lạnh (mã HS 03032400) tăng 163%, mực khô mã HS 03074921 tăng 118%; cá khô các loại mã HS 03055990 tăng 226%; Thịt ghẹ thanh trùng, thịt cua đóng lon mã HS16051090 tăng 242%...
Tuy nhiên, có một số sản phẩm vẫn có mức XK giảm sâu như tôm chân trắng, tôm sú chế biến, tẩm bột đông lạnh, mã HS16052930 giảm 63%; Tôm sú nguyên con tươi/đông lạnh mã HS 03061719 giảm 19%; Tôm chân trắng nguyên con đông lạnh mã HS 03061719 giảm 33%. Sự sụt giảm của những sản phẩm này được cho là do nhu cầu giảm với sản phẩm chế biến GTGT cao và có liên quan đến việc siết chặt kiểm dịch hàng đông lạnh NK vào thị trường Trung Quốc vì đây là thị trường chính tiêu thụ sản phẩm tôm nguyên con đông lạnh của Việt Nam.
Sản phẩm thủy sản XK tháng 1/2021 (triệu USD) |
|||
SẢN PHẨM |
Tháng 12/2020 (GT) |
Từ 1/1 – 31/1/2021 |
So với cùng kỳ 2020 (%) |
Tôm các loại (mã HS 03 và 16) |
295,544 |
218,796 |
+15,8 |
trong đó: - Tôm chân trắng |
223,276 |
170,417 |
+32,5 |
- Tôm sú |
42,849 |
22,342 |
-38,7 |
Cá tra (mã HS 03 và 16) |
135,119 |
123,566 |
+21,7 |
Cá ngừ (mã HS 03 và 16) |
54,418 |
42,303 |
+6,3 |
trong đó: - Cá ngừ mã HS 16 |
26,841 |
16,687 |
-3,3 |
- Cá ngừ mã HS 03 |
27,577 |
25,616 |
+13,7 |
Cá các loại khác (mã HS 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra) |
160,559 |
154,374 |
+46,2 |
Nhuyễn thể (mã HS 0307 và 16) |
66,733 |
54,403 |
+26,2 |
trong đó: - Mực và bạch tuộc |
54,855 |
43,770 |
+19,9 |
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ |
11,249 |
9,231 |
+43,3 |
Cua, ghẹ và Giáp xác khác (mã HS 03 và 16) |
18,707 |
12,807 |
+3,4 |
TỔNG CỘNG |
731,080 |
606,248 |
+23,4 |
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn