Các quan chức chính phủ chỉ ra rằng việc tăng xuất khẩu các sản phẩm hải sản chế biến vẫn nên là ưu tiên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu hải sản của Nga lên 7,8 tỷ đô la/năm vào năm 2030, tỷ trọng các sản phẩm chế biến phải tăng 10%.
Andrei Yakovlev, phó giám đốc cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo đề xuất miễn thuế xuất khẩu cá minh thái và surimi của Nga.
Về vấn đề tiếp cận thị trường, Nga hiện có thể xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang hơn 70 quốc gia. Sau năm 2022, các nhà xuất khẩu Nga đã tiếp cận 9 thị trường mới, các thủ tục tiếp cận thị trường thủy sản hiện đang được hoàn thiện với Ấn Độ, Pakistan và Nam Phi.
Trong khi đó, Nga "thiếu đối thoại" với các cơ quan quản lý của EU. Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ thảo luận thêm về các lệnh trừng phạt đối với hàng nhập khẩu hải sản của Nga khi họp vào mùa thu năm nay.
EU đã loại hải sản Nga khỏi chương trình hạn ngạch thuế quan tự chủ (ATQ) vào đầu năm 2024, vốn cho phép một lượng nguyên liệu thô nhất định để chế biến được nhập vào khối với mức thuế 0%.
Một số DN đã thúc giục chính phủ Nga hỗ trợ xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc. Các nhà xuất khẩu của Nga kém cạnh tranh hơn ở Trung Quốc vì các sản phẩm hải sản của họ phải chịu thuế nhập khẩu ở mức 5-10%, do vậy nên đàm phán song phương với Trung Quốc nhằm đảm bảo tiếp cận thị trường ưu đãi cho xuất khẩu hải sản của Nga.
Giá xuất khẩu phi lê cá minh thái của Nga tăng nhanh hơn so với các sản phẩm tương tự được sản xuất ở nơi khác. Vào tháng 6, giá xuất khẩu phi lê cá minh thái của Nga đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các sản phẩm do Hoa Kỳ sản xuất chỉ giảm 25%, ông cho biết.
Trong khi đó, chi phí của ngành thủy sản Nga đã tăng nhanh hơn doanh thu, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận. Xu hướng tiêu cực này là do sự biến động giá cả đã ảnh hưởng đến các thị trường cá minh thái chính.
Ở một diễn biến khác, đại diện chính phủ đã đề cập đến những nỗ lực liên tục nhằm thay thế nhập khẩu để ngành nuôi trồng thủy sản của đất nước tự chủ hơn.
Tại diễn đàn, các quan chức Nga đã cam kết tiếp tục nỗ lực nhằm thay thế nhập khẩu trong sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản trong nước. Đến năm 2030, thức ăn nuôi trồng thủy sản sản xuất trong nước sẽ đủ cung cấp 90% nhu cầu từ các doanh nghiệp nuôi cá hồi và cá tầm địa phương.
Chính quyền Nga đã nhiều lần cam kết khuyến khích thay thế nhập khẩu để phát triển sản xuất thức ăn thủy sản địa phương trong nước. Với sự hậu thuẫn của chính phủ, các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản mới hiện đang được xây dựng tại 15 vùng của đất nước.
Theo Rosrybolovstvo, đến năm 2030, sản lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản trong nước của Nga dành cho các loài cá hồi dự kiến đạt 250.000 tấn mỗi năm, đủ để thay thế hàng nhập khẩu và duy trì khả năng tự cung tự cấp.
Theo UNC
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu thương mại cuối năm từ Kontali, nhà cung cấp hàng đầu về ngành thủy sản, thị trường cá hồi quốc tế trong năm 2025 sẽ chứng kiến một số xu hướng tiềm năng đáng chú ý.
(vasep.com.vn) Việt Nam và Hoa Kỳ vừa đạt được thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một cơ hội cho Công ty CP Vĩnh Hoàn và ngành cá tra Việt Nam mở rộng XK cá tra một cách ổn định bền vững hơn sang thị trường Mỹ.
Cộng hòa Czech khẳng định ủng hộ EC xem xét gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2024, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tại Quảng Trị đạt trên 38 nghìn tấn (103,5% kế hoạch). Riêng khai thác đạt trên 29 nghìn tấn.
(vasep.com.vn) Sản lượng đánh bắt cá thu đao của Nhật Bản đã phục hồi đáng kể vào năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước, đạt 38.695 tấn.
(vasep.com.vn) Năm 2024, XK sò điệp của Việt Nam đạt hơn 44 triệu USD, tăng ấn tượng 300% so với năm 2023.
Dự án sẽ khôi phục 9 ha rừng ngập mặn và hỗ trợ 22 hộ dân Sóc Trăng, Bạc Liêu chuyển đổi nuôi tôm đơn thuần sang nuôi trồng thủy sản kết hợp tuần hoàn.
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành thuỷ sản Việt Nam đã về đích ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: tôm tăng 14%; cá ngừ tăng 17%; cá tra tăng 10%...
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong nửa cuối năm. Đây là một năm đáng ghi nhớ đối ngành này khi kim ngạch XK cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để giữ được đà tăng trưởng này, ngành cá ngừ cần có động lực thúc đẩy.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn