Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ngày 28/12 vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ra thông báo với một số nội dung có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, các tỉnh (khu tự trị) có liên quan triển khai nối lại hoạt động thông quan hàng hóa và vận tải hành khách tại các cửa khẩu biên giới một cách trật tự và ổn định theo phân loại và trình tự.
Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng 'bùng nổ'
Đặc biệt, từ ngày 8/1/2023, cơ quan hải quan nước này cũng sẽ gỡ bỏ tất cả biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng chống COVID-19 tại cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả hàng hóa đông lạnh.
Trung Quốc bỏ lệnh xét nghiệm COVID-19 sẽ đem lại thuận lợi lớn cho nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam
Việc Trung Quốc mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp xét nghiệm, cách ly phòng dịch COVID-19 được đánh giá là cơ hội lớn cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam.
Ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhận định, từ năm 2004, Bộ NN&PTNT đã ký thoả thuận với phía Trung Quốc về hợp tác kiểm soát an toàn thực phẩm với mặt hàng thủy sản. Hiện nay, phía Trung Quốc công nhận 802 doanh nghiệp thuỷ sản xuất khẩu sang Trung Quốc; ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã công nhận 780 doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu thuỷ sản sang Việt Nam.
Mặc dù khó khăn trong xuất khẩu thủy sản, nhất là chính sách "Zero Covid", nhưng năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh mẽ, với kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi.
Theo ông Lê Bá Anh, việc Trung Quốc thực hiện chế độ “Zero Covid” khiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường này gặp nhiều khó khăn. Chính sách “Zero Covid” khiến tắc toàn bộ thủy sản “tươi sống”, đây chủ yếu là các mặt hàng có giá trị cao như cua, tôm hùm, tôm thẻ và tôm sú sống. Do đó, khi Trung Quốc mở cửa biên giới thì sẽ tạo thuận lợi cho thủy sản, các mặt hàng này dự kiến sẽ tăng mạnh.
Đồng thời, sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc dự báo tăng cao. Khi Trung Quốc mở cửa, các nhà hàng phía bạn sẽ hoạt động trở lại, đồng nghĩa những mặt hàng thủy sản sống, cao cấp sẽ tăng sức tiêu thụ mạnh mẽ.
Cùng với đó là các mặt hàng thủy sản, nếu trước đây xuất khẩu đi bằng đường biển đến cảng và bị ách để kiểm tra trên thành container, bao bì. Thời gian mất khoảng 2 tuần để kiểm tra và nếu bị phát hiện COVID-19 thì bị đình chỉ doanh nghiệp xuất khẩu. Với chính sách mới của Trung Quốc thì toàn bộ thủ tục phức tạp trên bị bãi bỏ, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc sẽ rất thuận lợi.
Sẽ đa dạng các mặt hàng chính ngạch sang Trung Quốc
Đại diện doanh nghiệp, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), đánh giá, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong năm 2023 nhờ nhu cầu bùng nổ, vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác. "Khi Trung Quốc mở cửa, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ bùng nổ trong khi nguồn nguyên liệu nội địa của nước này khó đáp ứng kịp vì chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19", bà Hằng đánh giá.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, bà Lê Hằng nhận định, cá tra sẽ có lợi hơn tôm do doanh nghiệp có sẵn quan hệ thương mại với các đối tác Trung Quốc, cá tra Việt Nam có thể lấp đầy khoảng trống cá thịt trắng từ Nga trong bối cảnh xung đột chính trị vẫn chưa đến hồi kết.
Còn đối với mảng tôm, Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn nhưng tôm Việt Nam khó cạnh tranh ở Trung Quốc ở cả phân khúc cao cấp và nguyên liệu. Do vậy, các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng sang các thị trường tiềm năng khác như Nhật Bản, EU...
Với các sản phẩm thịt, sữa…, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, cho hay hiện nay có 9 nhà máy của 7 công ty sản xuất sữa được xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch tăng khoảng 50% trong năm 2022. Đặc biệt, sau gần 4 năm đàm phán, Việt Nam đã ký được Nghị định thư xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc.
Cục Thú y đã ban hành hướng dẫn 7 bước cho những doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu yến sang Trung Quốc. Hiện, có 5 doanh nghiệp gửi hồ sơ tới Cục Thú y để xin phép xuất khẩu. Mọi quá trình hoàn thiện thủ tục đang được đẩy mạnh, hy vọng đầu năm 2023, sẽ có lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đặc biệt, Cục Thú y cũng cho hay đang phối hợp với phía Trung Quốc xây dựng vùng an toàn phòng bệnh lở mồm long móng, sau khi phía Việt Nam xây dựng được sẽ hai bên sẽ đi đến ký kết thỏa thuận. Đây là điều kiện cần thiết để tiến tới xuất khẩu heo, gia súc thuận lợi chính ngạch sang Trung Quốc. Cùng với đó, Cục Thú y đang đẩy nhanh quá trình xuất khẩu thịt gà và sản phẩm chế biến sang Trung Quốc…
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, việc Trung Quốc – thị trường hơn 1,4 tỷ dân mở cửa có ý nghĩa rất quan trọng với ngành nông nghiệp. Do vậy, ngành nông nghiệp cần nhanh chóng chuẩn bị nguồn nguyên liệu, hàng hóa đạt chất lượng để tận dụng được tối đa cơ hội ngay khi thị trường trên mở cửa hoàn toàn.
Trong khi đó, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp, địa phương, đặc biệt là địa phương có vùng sản xuất nông sản tập trung xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc cần tiếp tục chủ động cập nhật thông tin về tình hình hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu biên giới; Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh biên giới phía Bắc trong công tác điều phối lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn.
Bảo Ngọc (Theo VnBusiness)
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
(vasep.com.vn) Ecuador đã sẵn sàng vận chuyển lô hàng cá ngừ đóng hộp đầu tiên sang Trung Quốc, được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. Theo Gustavo Caceres, chủ tịch Phòng Thương mại Ecuador-Trung Quốc, một sự kiện chính thức đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 2 để đánh dấu cột mốc quan trọng này. Một thỏa thuận thương mại mới cho phép cá ngừ Ecuador vào thị trường Trung Quốc với mức thuế bằng 0, giảm so với mức thuế 5% trước đó.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam mở đầu năm 2025 tăng 28% đạt kim ngạch 311 triệu USD.
Ông Đỗ Đức Duy được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng và sự biến động trong chiến lược phát triển, mức độ cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào tổng xuất khẩu cá tra trong nước của các doanh nghiệp trong Top 5.
(vasep.com.vn) Một nhà cung cấp hải sản có trụ sở tại Newfoundland và Labrador đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp Canada muốn mở rộng vào thị trường hải sản châu Âu, khi các sản phẩm của Canada đối mặt với nguy cơ bị áp thuế tại Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo "Xu hướng thị trường cá EU" mới được công bố bởi Tổng cục Hàng hải và Thủy sản thuộc Ủy ban Châu Âu vào cuối tháng 12, dữ liệu khảo sát các hộ gia đình ở các quốc gia thành viên EU cho thấy sự đa dạng trong lựa chọn cá và hải sản mà người tiêu dùng mua tại các cửa hàng bán lẻ, chợ và các nền tảng trực tuyến. Báo cáo không chỉ bao gồm cá tươi mà còn cả hải sản đông lạnh và chế biến sẵn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn