WTO phản đối Mỹ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Thị trường thế giới 15:06 06/10/2020
(vasep.com.vn) Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mới đây đã thông báo rằng họ đứng về phía Trung Quốc trong một đơn kiện đệ trình năm 2018, lập luận rằng Mỹ đã phá vỡ các quy tắc thương mại quốc tế khi chỉ áp đặt thuế quan đối với sản phẩm từ Trung Quốc.

Ban hội thẩm của WTO tuyên bố: “Trung Quốc đã chứng minh thuế bổ sung chỉ áp đặt đối với các sản phẩm từ Trung Quốc và do đó tạo bất lợi cho các sản phẩm có xuất xứ từ nước này trong việc cạnh tranh với sản phẩm tương tự có xuất xứ từ các quốc gia thành viên WTO khác.

Mỹ có 60 ngày để kháng cáo quyết định theo quy định của WTO. Động thái này có thể khiến Bắc Kinh yêu cầu WTO phán quyết, một quá trình có thể mất vài năm để đi đến kết luận.

Do Mỹ chặn việc bổ nhiệm các thành viên vào cơ quan phúc thẩm của WTO, cơ quan này thậm chí không có đủ số thành viên cần thiết để giải quyết vấn đề, Marc Busch, giáo sư tại Đại học Georgetown cho biết. Do đó, trước mắt, vấn đề này sẽ ở "trong tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý".

Busch nói thêm rằng ngành thủy sản nên quan tâm hơn đến cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Liên minh châu Âu, điều này có thể dẫn đến việc áp thuế đối với tôm hùm Mỹ. Luật sư thương mại Jessica Wasserman, một đối tác của WassermanRowe, ở Washington, D.C., đồng ý với quan điểm này. Bà cho biết "sẽ không có tác động thương mại ngay lập tức" từ phán quyết của WTO, đồng thời nói thêm rằng về lâu dài, các tranh chấp thương mại kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc là "quá lớn và khó giải quyết bởi WTO".

Thuế quan của Mỹ đối với các nhà nhập khẩu thủy sản đã vượt 422,5 triệu USD

Cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc bắt đầu khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc vi phạm các quy tắc sở hữu trí tuệ. Tổng thống Mỹ đã áp dụng Điều 301 Đạo luật thương mại Mỹ để áp mức thuế 25% đối với khoảng 818 sản phẩm NK của Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD.

Theo Viện Brookings, trong sự leo thang thương mại kéo dài trong 2 năm, thuế quan của Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc đã khiến các công ty Mỹ thiệt hại gần 50 tỷ USD. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đạt mức kỷ lục 419,2 tỷ USD trong năm 2018 trước khi giảm xuống mức 345 tỷ USD vào năm 2019, gần bằng với năm 2016, nhưng chủ yếu là do mức giảm tổng thể thương mại giữa hai quốc gia.

Theo một nghiên cứu gần đây của Undercurrent News, ngành thủy sản Mỹ đã phải hứng chịu rất nhiều tổn thất. Từ tháng 9/2018 đến tháng 6/2020, các nhà NK thủy sản Trung Quốc của Mỹ đã trả tới 422,5 triệu USD tiền thuế. Nhưng thiệt hại rõ nhất là việc kinh doanh thua lỗ. Mỹ đã NK 190.568 tấn thủy sản Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 với giá trị 771,6 triệu USD giá trị. So sánh với những thống kê trong cùng kỳ năm 2018 thời điểm cuộc thương chiến chưa bắt đầu, khối lượng NK thấp hơn 27% và giá trị XK giảm 39%.

Cho đến nay, cá rô phi đông lạnh vẫn tiếp tục là mặt hàng thủy sản Trung Quốc bị áp mức thuế cao nhất, khiến các nhà NK Mỹ phải trả tổng cộng 109,8 triệu USD thuế, bao gồm 32,6 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2020. Theo báo cáo của Undercurrent, Mỹ đã tạm thời miễn thuế đối với một số kích cỡ cá rô phi nhất định, nhưng việc miễn trừ đã hết hạn vào tháng 8/2020.

Tất nhiên, các nhà XK thủy sản của Mỹ cũng chịu một tổn thất lớn khác do cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Mỹ đã XK sang Trung Quốc 164.946 tấn thủy sản trị giá 385,8 triệu USD, nhiều hơn 1% so với khối lượng 162.538 tấn và thấp hơn 7% so với 414,0 triệu USD về giá trị được XK trong 6 tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, so với 6 tháng đầu năm 2018, thời điểm trước khi diễn ra thương chiến, khối lượng thủy sản Mỹ XK sang Trung Quốc thấp hơn 17% so với 199.003 tấn về khối lượng và thấp hơn 36% so với giá trị 602,1 triệu USD.

Ngoài ra, ngành tôm hùm của Mỹ cũng chịu những ảnh hưởng đáng kể do chiến tranh thương mại, sản phẩm này của Mỹ bị phíaTrung Quốc áp mức thuế cao lên tới 37%.

Mỹ đã XK sang Trung Quốc 1.287 tấn tôm hùm trị giá 21,5 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2020, giảm 76% so với khối lượng 5,395 tấn và giá trị 89,7 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2018.

Chính quyền của Tổng thống Trump gần đây đã công bố gói cứu trợ thương mại tổng hợp trị giá 530 triệu USD thông qua Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ít nhất 50 triệu USD trong số đó dự kiến ​​sẽ được hỗ trợ cho những người thu hoạch tôm hùm. Tuy nhiên, gói cứu trợ đã bỏ qua các nhà chế biến và XK tôm hùm, nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan.

Không ảnh hưởng đến thỏa thuận 'giai đoạn một'

Đại diện thương mại Mỹ, Robert Lighthizer đã nhanh chóng phản ứng với phán quyết của WTO với nhiều chỉ trích và cho biết “Báo cáo này của ban hội thẩm xác nhận điều mà chính quyền tổng thống Trump đã nói trong 4 năm qua: WTO hoàn toàn không đủ khả năng để ngăn chặn các hoạt động công nghệ có hại của Trung Quốc".

"Mặc dù ban hội thẩm không xem xét bằng chứng mở rộng do Mỹ đệ trình về hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, nhưng quyết định của họ cho thấy rằng WTO không đưa ra bất kỳ biện pháp khắc phục nào đối với hành vi sai trái đó. Mỹ phải được phép tự bảo vệ mình trước các hành vi thương mại không công bằng, và Mỹ sẽ không để Trung Quốc sử dụng WTO để lợi dụng công nhân, doanh nghiệp, nông dân và chủ trang trại Mỹ.

Lighthizer thận trọng nói thêm rằng phán quyết này "không ảnh hưởng gì" đến "Thỏa thuận giai đoạn một" đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc. Thỏa thuận được công bố vào tháng 12/2019 dự kiến sẽ dẫn đến việc Trung Quốc mua nhiều tôm hùm Mỹ hơn, mặc dù điều đó vẫn chưa xảy ra.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC