Vina Clearnfood đầu tư mạnh vào nuôi tôm công nghệ cao

Doanh nghiệp 11:21 10/11/2020
Công ty CP Thủy sản sạch VN đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp, hoàn chỉnh khu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Qua hơn 2 năm hiệu quả gia tăng từng vụ.

Giải pháp công nghệ mới

Ở vùng nuôi tôm bạt ngàn bên sông Mỹ Thanh nằm kề Biển Đông, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, huyện Sóc Trăng, một trang trại nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao vừa nổi lên với cách thức đầu tư hoàn toàn mới, qui mô lớn, hiện đại.

Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Clearnfood) là một trong những doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng. Qua 15 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, xuất khẩu, công ty đã chuyển tiếp sang giai đoạn đầu tư mạnh vào lĩnh vực nuôi thủy sản, xây dựng trang trại nuôi tôm hoàn chỉnh trên diện tích trải rộng 140 ha.

Năm 2020 trại tôm của Vina Clearnfood bước vào năm thứ 2 hoạt động nối vụ liên tục, thả nuôi tôm 3 vụ/năm. Đến trang trại, từ ngoài cổng đi thẳng theo con đường chính dẫn vào khu vực ao nuôi là cả một không gian rộng lớn, môi trường trong lành, thoáng đãng. Tất cả hệ thống ao nuôi được áp dụng vệ sinh, phòng dịch nghiêm ngặt. Công nhân làm việc trang phục đồ bảo hộ lao động và khi khách đến tham quan ra vào khu vực nuôi tôm cũng phải sát trùng phòng dịch theo qui định.

Bên trái con đường chạy dài gần 1 km vào khu vực trại nuôi được thiết kế xây dựng hệ thống ao lắng lọc, nuôi nước liên hoàn. Mỗi ao xử lý nước trong vắt nhìn sâu tới đáy, phẳng lặng. Còn phía bên phải là khu dành cho gần 240 ao nuôi tôm được xây trên mặt đất theo dạng ao nổi. Mỗi ao hình tròn, diện tích 1.400 m2 được xây dựng kết cấu bê tông nhẹ, lót bạt đáy, xếp thành dãy liên kết, nối mạch liên thông hệ thống điện, đường ống cấp - thoát nước. Phía trên hệ thống ao nuôi nổi được lắp dàn lưới che nắng phủ khắp toàn bộ khu vực.

Thu kiểm tra tôm nuôi trong ao nổi ở trại nuôi tôm Vina Clearnfood.

Các kỹ sư thủy sản làm việc tại trại cho biết, môi trường tôm nuôi đảm bảo từ nguồn nước cấp xử lý nước ao lắng, lọc sạch trước khi đưa vào các ao nuôi tuần hoàn nước. Khâu tôm giống kiểm soát chất lượng sạch bệnh trước khi đưa vào các ao tròn ương nuôi. Qui trình nuôi tôm được các kỹ sư tại trại nuôi thiết lập trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện sinh học. Kiểm tra chặt chẽ thức ăn thủy sản và chế phẩm sinh học, không sử dụng thuốc kháng sinh. Tại trại nuôi có đầu tư nhà xưởng chuyên chế biến men vi sinh, 6.000-8.000 lít/ngày.

Kết quả năm 2020, năm thứ 2 Vina Clearnfood nuôi tôm thẻ 3 vụ/năm. Năng suất 1 ha mặt nước ao nuôi đạt 12 tấn/vụ. Đến cuối tháng 10/2020 trại nuôi của công ty tổng thu trên 2.000 tấn tôm. Theo mục tiêu dự kiến năm 2021 trại nuôi sẽ phát huy năng suất cao nhất, khoảng 3.500 tấn. Chất lượng tôm nuôi đạt tiêu chuẩn ASC (chứng nhận tôm xuất vào EU).

Sản phẩm tốt phải đầu tư

Ông Võ Văn Phục, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vina Clearnfood, cho rằng: Với suất đầu tư mỗi ao nổi hàng trăm triệu đồng, DN mạnh dạn đầu tư trên 350 tỷ đồng để hình thành vùng nuôi chuẩn mực, ứng dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo kiểm soát thật tốt từng khâu, từng giai đoạn suốt quá trình nuôi để sản phẩm tôm sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Theo ông, đây là mô hình nuôi tôm công nghệ mới được đúc kết từ những kinh nghiệm chắt lọc theo qui trình nuôi tôm tiên tiến đã được kiểm chứng thành công của một công ty chuyên ngành thủy sản hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, thông qua kết quả chuyển giao kỹ thuật của các viện, trường, các cuộc hội thảo do Tổng cục Thủy sản tổ chức, nhóm kỹ sư thủy sản của Vina Clearnfood có cải tiến, bổ sung thêm một số biện pháp kỹ thuật cho phù hợp vùng nuôi tôm ven biển tỉnh Sóc Trăng.

Ông Phục tự tin cho rằng: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao có thể nói là bước chuyển lớn lần thứ 2, sau khi sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vượt trội về trình độ và công nghệ chế biến so với các nước sản xuất cùng ngành hàng.

Trong khi các DN trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản cho rằng: Đầu tư vào nông nghiệp là một lĩnh vực khó. Ông Phục thừa nhận nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ mới càng khó hơn và thử thách bản lĩnh của doanh nhân quyết tâm đầu tư để nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng.

Nuôi tôm công nghệ cao trong ao nổi của Vina Clearnfood.

Ông Phục nói: Thật ra giữa hoạt động của nghề nuôi tôm và chế biến thủy sản xuất khẩu có mối liên quan chặt chẽ. Trước đây Vina Clearnfood đã thực nghiệm nuôi tôm với qui mô nhỏ thành công. Về sau này, yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu tôm có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, công ty bắt tay đầu tư mở rộng quy mô vùng nuôi. Tuy vậy, trong cộng đồng nuôi tôm cả vùng ĐBSCL hàng trăm ngàn ha, các DN đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng áp dụng công nghệ mới không có nhiều. Riêng vùng nuôi của Vina Clearnfood chỉ đáp ứng 30% nguyên liệu so với công suất chế biến của nhà máy.

Tỉnh Sóc Trăng có vùng nuôi tôm nước lợ gần 55.000 ha. Trong 3 năm qua, mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ở Sóc Trăng chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Nhờ tăng năng suất, sản lượng tôm thu hoạch nâng lên gấp 2-3 lần. "Mô hình nuôi tôm công nghệ cao không cần diện tích đất lớn, hộ nuôi quy mô 1-2 ha đất vẫn áp dụng được. Từ kinh nghiệm của Vina Clearnfood, chúng tôi sẵn sàng yểm trợ kỹ thuật với các HTX và hộ nuôi tôm”.

"Tuy vậy, trong số các DN còn do dự, dù muốn đầu tư mở rộng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản lượng lớn tôm sạch nhưng gặp trở ngại lớn nhất là đất đai. Một vùng nuôi tôm đủ lớn để DN đầu tư quy mô công nghiệp cần tới vài trăm ha. Song, chính sách hạn điền giới hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp không quá 30 ha/hộ. Trong khi đó, DN khó mua đất, tích tụ ruộng đất và nếu thỏa thuận chuyển nhượng được diện tích lớn, DN phải "hiến" cho nhà nước và sau đó xin thuê lại. Vì không có chủ quyền sử dụng đất nên dẫn tới DN khó thế chấp vay vốn ngân hàng hoặc vay được với hạn mức thấp và không thể chuyển nhượng được”, người điều hành Vina Clearnfood, giãi bày quanh chuyện lực cản.

Dù sao bước chuyển mới ở vùng tôm sẽ không chỉ có Vina Clearnfood. Cánh cửa sẽ mở rộng để nhiều DN phát huy nguồn lực, cùng phát triển ngành hàng tôm Việt Nam vươn tầm thế giới.

(Theo NNVN)

TIN MỚI CẬP NHẬT

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC