Vì sao doanh nghiệp thủy sản cạn đơn hàng xuất khẩu?

Xuất nhập khẩu 14:32 02/05/2023 Thu Hằng
VOV.VN - Đại diện nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết, ngoài cạn kiệt đơn hàng xuất khẩu, họ còn mắc kẹt giữa hai "gọng kìm" vốn và lãi suất.

Nguyên nhân được đánh giá do kinh tế toàn cầu suy thoái, người tiêu dùng tiết giảm chi tiêu. Ngoài gặp khó về xuất khẩu, doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Thông tin với VTC News, ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Cần Thơ) cho biết, hiện nay doanh nghiệp đang thiếu đơn hàng xuất khẩu do kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó trong xuất khẩu. (Ảnh minh họa)

"Tại các nước vốn là thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, có hiện tượng người dân cắt giảm chi tiêu khiến hàng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều dẫn đến giá cá, tôm giảm mạnh từ 20 - 30% so với cuối quý IV/2022. Dù giá đã giảm nhưng vẫn khó xuất khẩu”, ông Kịch nói.

Ông Kịch e ngại rằng, bắt đầu tháng 5 mới vào vụ khai thác, đánh bắt thủy hải sản với sản lượng nhiều thì việc tiêu thụ còn khó khăn hơn nữa, lượng hàng tồn kho nguy cơ còn gia tăng.

“Bây giờ các nhà máy chế biến không có tiền để thu mua nông sản của người dân, hoặc có mua thì không thể mua cao hơn giá bán ra vì còn nhiều công đoạn chế biến, đóng gói, vận chuyển, xuất khẩu. Do vậy, nguy cơ khủng hoảng thừa hàng thủy sản tại các vựa sản xuất đang dần hiện hữu”, ông Kịch nói.

Theo ông Kịch, nhiều khó khăn đã buộc doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, duy trì việc làm, đời sống, thu nhập cho công nhân, người lao động. "Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn cầu, doanh nghiệp dù có xoay xở thế nào cũng khó thay đổi được tình thế. Vì thế, muốn tháo gỡ khó khăn thì rất cần sự vào cuộc hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương", ông Kịch đề xuất.

Ông Võ Văn Phục, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (VINA CLEANFOOD) cũng cho biết, thời gian qua đa số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn chung do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, người dân hạn chế tiêu dùng.

Ngoài ra, các mặt hàng tôm, cá tra, cá basa thời gian gần đây còn phải cạnh tranh với một số nước có nguồn nguyên liệu giá rẻ như Ấn Độ, Indonesia, Ecuado… Ông Phục cũng nêu những khó khăn do lãi suất của các ngân hàng còn cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay.

“Trong 4 tháng đầu năm, số lượng đơn hàng của doanh nghiệp giảm hơn 30%. Doanh nghiệp đã phải co kéo bằng cách cho người lao động nghỉ luân phiên và giảm hơn 40% giờ làm, kéo theo giảm 40% thu nhập. Doanh nghiệp cũng phải giảm hơn 1.000 động trong số hơn 4.000 lao động”, ông Phục nói.

Theo ông Phục, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận mức tăng trưởng thấp, thậm chí là giảm, đồng thời tái cấu trúc lại doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị "Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 26/4, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sự sụt giảm của thủy sản đã được dự báo từ cuối năm ngoái, nhưng mức giảm sâu như hiện nay dường như nằm ngoài dự tính của các doanh nghiệp.  

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chỉ đạt 1,8 tỷ USD, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, lần đầu tiên xuất khẩu các nhóm mặt hàng đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành là cá tra đạt 422 triệu USD (giảm 33,1%), tôm đạt 578 triệu USD (giảm 39,4%).

 "Xuất khẩu thủy sản giảm 27,5% trong 3 tháng đầu năm, tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát nặng nhất. Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều giảm mạnh", ông Nam nói.

Nguyên nhân là do tình hình lạm phát khiến tiêu dùng tại các nước này suy giảm. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về. Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp khiến các doanh nghiệp không có nguồn vốn để mua nguyên liệu hoặc không mua nguyên liệu đúng giá cho nông, ngư dân.

Đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, ông Nam cho hay, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản chủ yếu vay USD. "Trước đây lãi suất vay USD dưới 3% nay đã trên 4%. Vì thế tôi kiến nghị nên giảm lãi suất vay USD. Ngoài ra Chính phủ cần có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp để phục vụ thu mua nguyên liệu, kích thích tâm lý, để nông ngư dân duy trì việc sản xuất. Đây chỉ là giải pháp mang tính giai đoạn nhưng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay", ông nói.

Trong khi đó, trả lời VTC News, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, mấy tháng đầu năm 2023 xuất hiện những tín hiệu kém khả quan, phản ánh phần nào về tình hình kinh tế khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản…

“Khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là tiếp cận vốn. Trong thời gian qua nhiều kênh huy động vốn trung và dài hạn đang trong quá trình điều chỉnh như chứng khoán, trái phiếu. Bên cạnh đó, lãi suất vốn vay ngân hàng còn cao, không thể duy trì được hoạt động kinh doanh bình thường chứ chưa nói đến nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là đói với các doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản”, ông Tuấn cho biết.

Theo ông Tuấn, thời gian qua, VCCI đã rất tích cực chuyển tải những khó khăn của doanh nghiệp lên Chính phủ, bộ ngành để Chính phủ, Thủ tướng kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

“Vấn đề quan trọng hiện nay là tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua tham tán thương mại. Trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối CPTPP và EU, những thị trường mà Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương”, ông Tuấn nói./.

Theo VOV Kinh Tế

doanh nghiep thuy san hoi nghi thao go kho khan cho san xuat va day manh xuat khau

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hiệp định thương mại tự do sắp hoàn tất giữa Thái Lan và EU

 |  08:42 20/05/2024

(vasep.com.vn) Thái Lan sắp ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu trong năm nay. Thỏa thuận này là một phần trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn các hoạt đông đánh bắt bất hợp pháp và không theo quy định, được đưa ra ánh sáng trong lễ kỷ niệm Ngày châu Âu 2024 tại Bangkok, do đại sự quán EU tổ chức.

Xuất khẩu tôm Ecuador quý 1/2024 giảm

 |  08:41 20/05/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ecuador trong quý đầu năm 2024 giảm 8% về khối lượng so với cùng kỳ năm trước, còn 272.432 tấn, theo dữ liệu từ Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia của Ecuador. Giá trị xuất khẩu giảm 17% xuống 1,35 tỷ USD. Giá XK trung bình giảm 10% xuống 4,94 USD/kg.

Sản xuất thức ăn thủy sản từ chất thải công nghiệp

 |  08:40 20/05/2024

(vasep.com.vn) MicroBioGen – một công ty công nghệ sinh học của Úc – đặt mục tiêu tận dụng công nghệ nền tảng men tiên tiến của mình để tạo ra thức ăn thủy sản có hàm lượng protein cao từ chất thải công nghiệp.

Nghị quyết số 66/NQ-CP: Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

 |  08:29 20/05/2024

(vasep.com.vn) Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 9/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Hiệp định Đối tác Kinh tế và Thương mại Ấn Độ-EFTA: Ưu đãi thuế quan đối với các sản phẩm thủy sản

 |  16:30 17/05/2024

Ngày 10/3/2024, Ấn Độ và các thành viên Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) – Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein – đã ký một hiệp định thương mại tự do, cụ thể là Hiệp định Đối tác Thương mại và Kinh tế (TEPA). TAPA bao gồm 14 chương, đề cập đến thương mại hàng hóa và dịch vụ, xúc tiến và hợp tác đầu tư, giải quyết tranh chấp, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, cũng như cạnh tranh, cùng các vấn đề liên quan đến thương mại khác.

Chile: Xuất khẩu thủy sản đạt gần 2,3 tỷ USD trong quý I/2024

 |  08:45 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo gần đây của Cơ quan Xúc tiến Thương mại của Chính phủ Chile (ProChile), trong quý đầu tiên của năm 2024, xuất khẩu thủy sản của nước này đạt 2,279 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc: Giá nhập khẩu tôm quý 1/2024 giảm xuống mức thấp nhất

 |  08:42 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Dữ liệu hải quan Trung Quốc, nhu cầu tôm đông lạnh của Trung Quốc đã giảm nhiệt, với khối lượng nhập khẩu trong quý đầu năm nay giảm 3% và giá trị nhập khẩu giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mở rộng xuất khẩu cá ngừ sang Nga

 |  08:38 17/05/2024

(vasep.com.vn) Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

 |  11:08 16/05/2024

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19.5 đang khiến doanh nghiệp hoang mang, lo lắng.

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

 |  08:46 16/05/2024

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC