VASEP lần thứ 3 trong năm kiến nghị bỏ quy định kiểm dịch thủy sản đông lạnh dùng làm thực phẩm

Chính sách 08:21 21/12/2021 Kim Thu
VASEP vừa có văn bản gửi lên Chính phủ và Thủ tướng báo cáo về vướng mắc lớn nhất của cộng đồng thủy sản hiện nay đó là hoạt động kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm lại bị áp vào danh mục kiểm dịch.

VASEP lần thứ 3 trong năm kiến nghị bỏ quy định kiểm dịch sản phẩm thủy sản đông lạnh dùng làm thực phẩm. Ảnh minh họa.

Bất cập này đã tồn tại suốt 6 năm qua và chưa được rà soát, sửa đổi theo quyết nghị cụ thể về nội dung này ghi rõ tại các Nghị quyết 19 (năm 2016, 2017, 2018, 2019) và Nghị quyết 02 (năm 2020, 2021) của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như Nghị định 85/2019 quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ doanh nghiệp và nghiên cứu chuyên môn của chuyên gia, VASEP nhận thấy hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàng thủy sản nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại các Thông tư về kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, gồm Thông tư 26/2016 hướng dẫn về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Thông tư 36/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2016; Thông tư 11/2021 hướng dẫn danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, là chưa đúng bản chất của hoạt động kiểm tra này với nhóm sản phẩm thuỷ sản chế biến dùng làm thực phẩm.

Do đó, VASEP kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng xem xét, chỉ đạo bỏ quy định phải kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh nhập khẩu dùng làm thực phẩm để sản xuất, xuất khẩu hoặc gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước.

VASEP còn kiến nghị bỏ quy định kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu tiêu thụ nội địa, bởi những sản phẩm này được đánh giá không có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản vào Việt Nam (các thuỷ sản chế biến dưới dạng đông lạnh, hàng khô… dùng làm thực phẩm cho người).

Các quy định về kiểm dịch cũng cần được tối ưu đối với thuỷ sản sống, tươi, ướp lạnh là đối tượng chủ yếu lây lan dịch bệnh thủy sản trên nguyên tắc vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế (theo các nguyên tắc vệ sinh thú y của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và các nguyên tắc kiểm dịch nhập khẩu của các thị trường nhập khẩu chính như EU, Mỹ,…) trong cán cân thương mại với các nước. Trên cơ sở đánh giá nguy cơ đối với từng dòng hàng và lịch sử tuân thủ của các doanh nghiệp để không kiểm “dàn hàng ngang” 100%.

Ngoài ra, trong văn bản kiến nghị lần này, ngành thủy sản còn kiến nghị sớm hoàn tất việc số hóa thủ tục kiểm dịch nhập khẩu để đưa các thủ tục này lên Cổng Thông tin một cửa Quốc gia, không bắt buộc doanh nghiệp phải nộp hồ sơ giấy.

Cuối cùng, các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị sửa đổi 3 Thông tư nêu trên (26/2016, 36/2018 và 11/2021) của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ngay trong quý I/2022 để phân định rõ hoạt động kiểm tra nhập khẩu phù hợp với các danh mục sản phẩm khác nhau.

Đây là lần thứ 3 trong năm VASEP kiến nghị liên quan đến nội dung này. Hai lần trước đó là tháng 3 và tháng 5. Ở những lần góp ý trước đó, VASEP đều nhất quán cho rằng việc kiểm tra an toàn thực phẩm với sản phẩm chế biến từ động vật và sản phẩm động vật thủy sản sử dụng cho người tiêu dùng theo Nghị định 15/2020 hướng dẫn một số điều Luật An toàn thực phẩm là đúng bản chất, cơ sở khoa học, pháp lý và theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, do hoạt động quản lý sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật thủy sản cho người tiêu dùng thuộc danh mục "kiểm dịch nhập khẩu", nên sản phẩm còn bị kiểm dịch thú y theo Thông tư 36/2018, 26/2016 và 18/2018 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, với quy trình và thủ tục bị phức tạp hơn rất nhiều. Nhiều sản phẩm đáng ra được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm thì vẫn bị kiểm tra theo quy định về kiểm dịch thú y.

Theo VASEP, việc chưa phân biệt được chỉ tiêu về dịch bệnh và an toàn thực phẩm khi sản phẩm là thực phẩm dùng cho người, thậm chí bị đánh tráo khái niệm, khiến quy mô hàng hoá và đối tượng chịu điều chỉnh quá mức cần thiết.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP giải thích kiểm dịch với phương pháp của thú y là biện pháp, phương pháp có cơ sở khoa học để kiểm soát việc phát triển, lây lan dịch bệnh trong vật nuôi và môi trường vật nuôi. Kiểm dịch nhập khẩu là biện pháp của Nhà nước áp dụng với động vật và sản phẩm động vật có thể mang theo mầm bệnh để lây lan vào vật nuôi trong nội địa.

"Vấn đề cốt lõi của kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (trên cạn, dưới nước) nhập khẩu chính là kiểm soát sự lây lan dịch bệnh cho vật nuôi và môi trường vật nuôi, chứ không phải là kiểm soát tác nhân gây ra bệnh cho con người. Sản phẩm nhập khẩu trong câu chuyện này là thực phẩm dành cho người tiêu dùng chứ không phải để nuôi trồng nên không thể có trong danh mục kiểm dịch được", ông Nam nói.

Về kỹ thuật, Việt Nam đang thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu, chứ không phải kiểm dịch. Các hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm đưa ra chỉ tiêu an toàn thực phẩm như vi khuẩn gây hại như E.coli hay Salmonella. Nếu kiểm dịch thì phải kiểm tra các tác nhân (virus) gây bệnh trên con tôm, con cá…

Theo thông lệ quốc tế, việc kiểm soát dịch bệnh trong vật nuôi và môi trường vật nuôi dựa trên tài liệu về dịch bệnh của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cập nhật hàng năm. Có hai tài liệu chính là “Terrestrial Animal Health Code” (tạm dịch: Đạo luật thú y động vật trên cạn) và Aquatic Animal Health Code (Đạo luật thú y thủy sản), trong đó luôn quy định tiêu chí để đưa ra danh mục dịch bệnh và sau nữa là danh mục dịch bệnh cho từng đối tượng thủy sản (cá, nhuyễn thể, giáp xác)…

Hầu như không có quốc gia nào kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu. Ngay như EU, thị trường đang kiểm dịch chặt chẽ nhất cũng chỉ yêu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh áp dụng đối với loài cá và giáp xác còn sống. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào xuất khẩu thủy sản còn sống sang thị trường này.

Có một số trường hợp đặc biệt như Australia và Hàn Quốc thực hiện thêm phần kiểm dịch với nhóm sản phẩm này để đảm bảo an toàn dịch bệnh theo luật và đánh giá rủi ro riêng. Tuy nhiên, các nước này có thông báo theo quy trình cho Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chỉ áp dụng với sản phẩm tươi đông lạnh chưa nấu chín.

Những tác nhân, chỉ tiêu mà hai nước trên kiểm tra là các virus gây bệnh trên tôm, trên cá rất cụ thể. Cụ thể, cách đây gần 5 năm, Australia đưa ra thông báo cho WTO biện pháp kiểm dịch virus gây bệnh đốm trắng và đầu vàng trên tôm tươi đông lạnh (chưa hấp chín, bỏ đầu, bỏ vỏ) nhập khẩu với lý do được đưa ra từ báo cáo đánh giá an toàn sinh học có cơ sở, luận cứ của chính phủ nước này. Theo đó, người dân Australia hay sử dụng tôm tươi làm mồi câu và du lịch câu cá ngày càng phát triển, dẫn tới nguy cơ có thể lây virus gây bệnh sang môi trường nước. Các sản phẩm tôm tươi đông lạnh nhập khẩu vào Australia phải được ghi nhãn “chỉ dùng làm thực phẩm cho người, không sử dụng làm mồi câu hoặc thức ăn thủy sản”.

Cách đây 3 năm, Hàn Quốc cũng thông báo cho WTO về việc kiểm soát dịch bệnh với một số tác nhân virus gây bệnh trên sản phẩm tôm, cá nước ngọt và hàu, bào ngư nhập khẩu vào nước này.

Một trường hợp nữa là Trung Quốc cũng chỉ ban hành quy định giám sát dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng còn sống (giống EU) về virus gây bệnh còi, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, bệnh đốm trắng và hội chứng Taura của 3 giai đoạn nuôi. Nước này không quy định kiểm soát dịch bệnh sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu dùng làm thực phẩm.

Như vậy, chỉ Australia và Hàn Quốc mới có quy định và thực thi kiểm dịch, kiểm soát tác nhân virus gây bệnh cho tôm, cá đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Và họ đều có đánh giá khoa học cũng như công khai bản chất của quy trình là kiểm dịch, khác với việc kiểm tra an toàn thực phẩm thủy sản mà Cục Thú y đang áp dụng.

(Theo ndh)

Mời Quý độc giả tham gia khảo sát về đánh giá chất lượng cổng thông tin điện tử www.vasep.com.vn

quy dinh kiem dich bat cap thu thinh nguyen

TIN MỚI CẬP NHẬT

HEADWAY JSC tăng trưởng phi mã sản lượng vận chuyển mực, bạch tuộc sang Mỹ

 |  10:10 29/06/2024

Trong nửa đầu năm 2024, Headway ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ. Cụ thể, thị trường này tăng 596,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Đài Loan trước đó là thị trường dẫn dầu, giảm 60,11% so với giai đoạn cùng kỳ.

Giá bán lẻ cá tươi và thủy sản có vỏ tại Mỹ giảm trong tháng 5/2024

 |  08:31 28/06/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo tháng 5 của 210 Analytics, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Florida, giá bán lẻ trung bình theo pound cho hải sản tại Mỹ giảm là nhờ sự dẫn đầu của cá thịt tươi và động vật có vỏ. So với ngành hàng thực phẩm và đồ uống nói chung, giá hải sản này có mức lạm phát thấp hơn đáng kể.

Peru: Sản lượng khai thác cá cơm tăng trong tháng 4/2024

 |  08:30 28/06/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, nền kinh tế Peru tăng trưởng 5,28%, chủ yếu nhờ lĩnh vực thủy sản bùng nổ với mức tăng trưởng 158%. Sau 14 tháng kết quả tiêu cực, lĩnh vực sản xuất cũng ghi nhận mức tăng trưởng.

Giá thủy sản sụt giảm tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 |  08:25 28/06/2024

(vasep.com.vn)  Yếu tố thị trường đang chi phối giá XK và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu của các thị trường hồi phục chậm, trong khi cạnh tranh các nguồn cung lại tăng, nên giá XK đi hầu hết các thị trường đều giảm. Trong tháng gần đây nhất là tháng 5, tôm là mặt hàng bị tác động giảm giá rõ rệt nhất, nên XK đã giảm 2,3%, trong đó riêng tôm chân trắng giảm 7%, tôm sú giảm 6%. Các sản phẩm khác như chả cá, surimi cũng bị áp lực cạnh tranh về giá nên giảm sâu 25% trong tháng 5 và lũy kế 5 tháng đầu năm giảm 15%.

Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

 |  16:54 27/06/2024

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

Nhiều tiềm năng cho sản xuất protein thay thế trong thức ăn thủy sản

 |  08:51 27/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu hút được nguồn tài trợ mới đáng kể, Enifer và Kuehnle Biosciences đang hướng tới việc đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực thay thế thức ăn thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2024, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do XK mực giảm 5%. XK nhóm sản phẩm này sang các thị trường chính phần lớn đều giảm.

Long An: Tình hình tiêu thụ cá tra thuận lợi

 |  08:41 27/06/2024

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh, tình hình tiêu thụ thủy sản nuôi có chiều hướng chuyển biến tích cực.

Thông tin về Chương trình Chứng nhận Khai thác Nhật Bản theo Quy định IUU của EU (Số 1005/2008)

 |  16:43 26/06/2024

(vasep.com.vn) Cộng đồng Châu Âu (EC) chính thức thông qua Quy định của Hội đồng (EC) số 1005/2008 ngày 29/9/2008, thiết lập một hệ thống Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây gọi là Quy định IUU). Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

Mỹ mở rộng lệnh cấm đối với thủy sản Trung Quốc

 |  08:55 26/06/2024

(vasep.com.vn) Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) đã đưa thêm một nhà chế biến thủy sản lớn của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sang Mỹ do lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời cũng đóng cửa đối với một nguồn cung chính chế biến tôm đỏ Argentina.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC