20 năm trước, tôm sú nuôi quảng canh cải tiến là phổ biến. Các ao nuôi rộng thênh thang, nước sâu, ít có cơ hội phơi ao cho vụ mới. Bây giờ, cứ đầu năm, đi qua các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, thấy không khí làm ao chuẩn bị cho nuôi hết sức sôi động. Đặc thù, nuôi tôm thẻ chân trắng đa phần nuôi thâm canh. Qua vụ, đáy ao tồn lưu các chất thải, phải làm sạch và phơi nắng để diệt khuẩn, để tồn lưu hoá chất, khí độc bay đi. Xu thế đang chuyển đổi sang nuôi ao lót bạt đáy và diện tích ao thu nhỏ còn khoảng 2.000 m2 để dễ kiểm soát đáy ao, dễ kiểm soát ngoại vật xâm nhập ao và thuận tiện khi thu hoạch, đồng thời dễ làm sạch ao cho vụ mới, rút ngắn thời gian và có thể tăng vụ nếu kết hợp nuôi hai giai đoạn. Chuyện này tạo ra việc làm như dịch vụ làm ao, trải bạt ao, thu hoạch, rửa bạt sau thu hoạch...
Năm nay thời tiết nóng. Nóng có bất lợi là nhiệt độ trong ao tăng, nếu quá 32oC tôm sẽ giảm ăn, nóng sẽ làm phân tầng nước dễ làm tôm sốc. Nhưng nếu có cách duy trì nhiệt độ ao trong khoảng 28-31oC là lý tưởng cho tôm hăng hái bơi bắt mồi. Cho nên nắng quá nóng là nghe tin địa phương này, nọ có diện tích nuôi thiệt hại. Chuyện đó không tránh khỏi với hộ nuôi chưa am hiểu đầy đủ kỹ thuật nuôi hoặc khu nuôi không đủ điều kiện cần thiết như điện, nước hoặc chủ hộ nuôi thiếu vốn đầu tư. Qua thông tin, Ecuador công bố nhờ nắng nóng, năm nay tôm nuôi mau lớn, cỡ con thu hoạch sẽ lớn hơn mọi năm... Thông tin này nêu lên mặt mạnh của nắng nóng, nếu ta biết tranh thủ cơ hội vàng này!
Bây giờ Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài thời gian thả giống trong nuôi tôm, cho nên thời gian thu hoạch cũng dài ra. Một vụ tôm thẻ chân trắng xoay quanh 4 tháng và quãng thời gian xem như vào vụ tôm có thể từ tháng 5 tới gần cuối năm, sản lượng nhiều nhất từ tháng 6 tới tháng 10. Vụ thu hoạch tôm của ta thuận lợi cho việc tiêu thụ hơn các nước nuôi tôm ở nam bán cầu. Cuối quý một là họ có tôm…
Các cơ sở cung ứng tôm giống nghiên cứu tăng thêm tính trội cho tôm bố mẹ như kháng bệnh, sạch bệnh, mau lớn... Tuy nhiên, nguồn này chưa dồi dào, giá còn cao và dĩ nhiên khó mua. Nhưng điều này đã có tác động trong thực tế, tôm nuôi thu hoạch có xu hướng năng suất tốt hơn và cỡ con lớn hơn. Hai yếu tố này song hành! Cơ quan chức năng lo tầm chiến lược, chủ động tôm bố mẹ, nhưng chưa có nhiều. Trước mắt còn chấp nhận tôm bố mẹ nhập khẩu, chi phí có cao lên.
Thức ăn cho tôm cũng vậy. Các cơ sở cung ứng luôn không ngừng thực nghiệm tìm những công thức làm sao tôm háu ăn và mau lớn. Trong đó đã có cái nhìn mới về độ đạm trong thức ăn, nâng cao hơn. Sự tranh giành thị phần của top 5 cơ sở cung ứng thức ăn tôm hết sức mạnh mẽ, và đã có sự thay đổi thứ hạng.
Thời điểm này các nhà máy chế biến đã lận lưng một số hợp đồng bán tôm thành phẩm. Số lượng chắc sẽ không nhỏ, bởi tin rằng sản lượng tôm tươi nguyên liệu năm nay sẽ nhiều hơn. Điều chú ý là giá cả tiêu thụ. Trước áp lực chào hàng từ nhiều cường quốc tôm, doanh nhân tôm Việt cũng không thể thoát khỏi cuộc chơi đó. Giá cả phụ thuộc cán cân cung cầu. Không thể nói doanh nhân tôm Việt bán giá thấp, thiệt thòi người nuôi. Bởi nguồn cung lớn, không thể làm khác hơn, nếu muốn đừng để tôm ứ dưới ao hay trong kho lạnh. Cái đáng ghi ra là may mắn, trình độ chế biến tôm ở ta khá cao, có thể làm đủ mặt hàng cao cấp, sẽ có giá trị thặng dư, chia sẻ ở giá mua với người nuôi tôm. Chỗ này rất dễ chứng minh, nhà máy chế biến ta mua tôm của người nuôi cao hơn hai ba chục ngàn mỗi ký lô so chuyện tương tự bên Ấn Độ.
Vào vụ, tấp nập từ ao nuôi tới nhà máy chế biến. Nhưng trong bối cảnh vào mùa đầy nét sinh khí đó, người vui bao nhiêu chưa biết nhưng trong hoàn cảnh giá tôm thấp, người buồn chắc không ít. Có ai đó sẽ chợt nhớ tới thời hoàng kim nuôi tôm một lời một! Biết bao giờ mới lập lại trong thời buổi cánh cửa nuôi tôm mở toang, rộng hơn bao giờ hết. Sản lượng tôm cũng có xu thế tăng kéo dài nhiều năm tới. Ta có cái cần rồi, là đẳng cấp chế biến. Cái đủ là tôm tươi nguyên liệu sạch có chứng nhận và chi phí thấp. Chỗ này rất cần bàn tay Chính phủ can thiệp. Khi hai yếu tố cần và đủ hội tụ, người nuôi tôm có quyền mơ lại giấc mơ tươi đẹp xưa của mình, dẫu chưa hẳn nguyên vẹn.
Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
(vasep.com.vn) Trung Đông là một thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. XK thủy sản sang khối thị trường này liên tục gia tăng trong những năm gần đây với kim ngạch từ 200 – 320 triệu USD. Ước tính năm 2024, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 330 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn