Để thực hiện công tác quản lý nuôi trồng thuỷ sản và thực hiện giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân theo quy định, trong năm 2023, UBND huyện Vân Đồn đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh rà soát, tích hợp các khu vực biển có tiềm năng nuôi biển trên địa bàn vào Quy hoạch chung của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với diện tích 28.800ha gồm 91 khu vực biển. Trên cơ sở diện tích được tích hợp vào Quy hoạch chung, huyện Vân Đồn đã phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án đã được phê duyệt chính là cơ sở để huyện sắp xếp các vùng nuôi, lựa chọn khu vực có lợi thế cho từng đối tượng nuôi chủ lực và là căn cứ để thực hiện giao mặt nước cho các tổ chức và cá nhân nuôi biển trên địa bàn.
Đến nay, UBND huyện Vân Đồn đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, trong đó đã phát 1.200 tờ rơi đến 9 xã, thị trấn có hoạt động nuôi biển, với khoảng 1.260 lượt người tiếp cận. Huyện đã tổ chức 9 hội nghị để trao đổi, thảo luận, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và triển khai hướng dẫn, trình tự thủ tục hồ sơ theo Hướng dẫn 3325 ngày 25/7/2023 của liên Sở NN&PTNT và TN&MT. Trên địa bàn huyện đã có 78 hợp tác xã đăng ký hoạt động nuôi trồng thuỷ sản với 1.006 thành viên, hiện đã có 41 hợp tác xã thực hiện đo trích lục, lập dự án phát triển sản xuất để thực hiện các thủ tục đề nghị giao khu vực biển.
Đối với chuyển đổi phao xốp trong nuôi trồng thủy sản, từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Vân Đồn đã tổ chức 15 đợt cao điểm ra quân, với số phương tiện huy động tham gia trên 300 lượt tàu thu gom phao xốp chở về nơi tập kết. Số lượng người tham gia khoảng 3.000 lượt người. Trên địa bàn huyện đã cơ bản xử lý và thay thế trên 5,1 triệu quả phao xốp, trong đó các doanh nghiệp và người dân nuôi trồng thuỷ sản đã chuyển đổi được trên 3 triệu quả phao xốp sang phao nhựa HDPE đạt quy chuẩn trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Đến thời điểm này, toàn huyện không còn phát sinh mới những trường hợp nuôi thủy sản sử dụng phao xốp.
Anh Đinh Văn Khang, hộ nuôi thủy sản ở khu vực Cống Lão Vọng, huyện Vân Đồn, cho biết: Thực hiện quy định chuyển đổi vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh và địa phương, gia đình tôi đã thay hết toàn bộ phao xốp trong nuôi cá lồng bè sang phi nhựa. Không chỉ riêng gia đình tôi mà những hộ nuôi thủy sản xung quanh đây cũng nhận thấy, đây là chủ trương phù hợp và chúng tôi thực hiện nghiêm túc.
Tại nhiều khu vực biển trên địa bàn huyện Vân Đồn, mặt biển đã được thông thoáng hơn. Môi trường biển sạch sẽ, hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đi vào nền nếp, theo đúng quy hoạch. Toàn huyện không còn phát sinh những trường hợp nuôi biển trái phép ngoài quy hoạch.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyển đổi phao xốp, hiện vẫn còn một số ít các hộ dân chưa xử lý triệt để, còn để phao xốp trôi nổi trên biển, trên các ghềnh đá, bãi biển làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường trên biển. Huyện Vân Đồn vẫn đang tiếp tục chỉ đạo ra quân xử lý, mục tiêu đến trước ngày 31/5/2024, trên địa bàn không còn phao xốp trong nuôi trồng thuỷ sản.
Ông Đào Văn Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, cho biết: Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 13 của BTV Tỉnh ủy, chúng tôi đã tập trung triển khai ở tất cả các lĩnh vực. Cụ thể là đã kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hệ thống tàu cá đánh bắt xa bờ và đến nay huyện Vân Đồn không có tàu cá vi phạm về IUU. Còn trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chúng tôi đã tập trung sắp xếp ổn định các khu vực nuôi biển theo đúng quy hoạch và không có phát sinh hộ dân nuôi mới ngoài vùng quy hoạch. Việc bảo vệ môi trường biển luôn được huyện Vân Đồn xác định là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài.
Với nỗ lực và quyết tâm cao, hiện nay, tại huyện Vân Đồn không còn tình trạng nuôi trồng thuỷ sản vi phạm hành lang an toàn giao thông các tuyến luồng, các khu vực nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy hoặc lấn chiếm vào hành lang an toàn luồng. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị trong việc quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
(Theo baoquangninh)
(vasep.com.vn) Tình trạng lạm thác đang đặt ngành đánh bắt cá của Kenya vào tình trạng nguy hiểm, đe dọa cả sinh kế và đa dạng sinh học. Các chuyên gia kêu gọi quản lý và hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng địa phương.
(vasep.com.vn) Nhà tổ chức Triển lãm Thủy sản Toàn cầu Diversified cho biết sự kiện lần thứ 31 này đang tiếp tục thu hút sự chú ý.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm 2024 đã tăng trưởng hai con số, đạt gần 600.000 tấn, giúp quốc gia này vượt qua Ecuador để trở thành nước xuất khẩu tôm lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, theo số liệu thương mại của Ấn Độ.
Ngành cá tra Việt Nam đang tích cực hoàn thiện quy trình sản xuất giống không sử dụng kích dục tố HCG – loại hóc môn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, từng bị khan hiếm trong dịch COVID-19 và bị EU khuyến cáo hạn chế. Từ giữa năm 2023, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã triển khai nghiên cứu thay thế HCG bằng các hoạt chất khác như não thùy cá chép, sGnRHa, LH-Rha, 17-20P và Buserelin. Kết quả bước đầu rất khả quan, xác định được liều lượng tối ưu. Trong năm 2025, quy trình này sẽ được thực nghiệm tại 10 trại giống, tiến tới đăng ký tiến bộ kỹ thuật và thương mại hóa.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Mỹ là nước nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới, trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với việc phải chịu mức thuế lên tới 150%, đang khiến cá rô phi Trung Quốc “mất cửa” vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam gia tăng thị phần mặt hàng này tại Mỹ trong thời gian tới...
Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.
(vasep.com.vn) Giá bán buôn tôm đông lạnh nhập khẩu tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng sau nhiều tuần giảm, do lượng hàng tồn kho ở thị trường hạ nguồn cạn kiệt.
Tháng 2/2025, diện tích nuôi thả cá trên địa bàn toàn tỉnh là 1.987 ha; trong đó diện tích nuôi cá tra công nghiệp là 298,6 ha.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn