Vai trò của Australia trong cuộc chiến chống khai thác IUU

Tin tức IUU 15:39 20/12/2019 711
(vasep.com.vn) Cuộc chiến chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) - một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia hàng hải Đông Nam Á và cũng là mục tiêu ngoại giao dễ dàng đạt được của trung cường quốc như Australia. Tăng cường quan hệ với với các nước trong khu vực để giải quyết hoạt động khai thác IUU sẽ bổ sung các sáng kiến về an ninh hàng hải của Australia, nước vốn có truyền thống tập trung quan hệ liên minh với Mỹ, đồng thời nâng cao vị thế của nước này trong khu vực.

Các nước Đông Nam Á đang tập trung vào việc quản lý nghề cá và bảo tồn vì khai thác bất hợp pháp quy mô lớn, cùng với biến đổi khí hậu, đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây. Khai thác IUU cũng làm căng thẳng mối quan hệ giữa các nước trong khu vực và đã làm trầm trọng các tranh chấp về lãnh thổ và hàng hải ở ngoài khơi. Kể từ năm 2016, ASEAN đã cố gắng giải quyết các vấn đề bằng cách thúc đẩy hợp tác đa phương. Nhưng một số nước đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình do thiếu năng lực kiểm tra, kiểm soát và giám sát.

Khi các sáng kiến trong khu vực vẫn chưa mang lại kết quả, Malaysia và Indonesia đã thực hiện các biện pháp nghiêm khắc để đối phó với việc xâm lấn của các tàu đánh cá từ các nước láng giềng. Nhưng thực thi pháp luật chặt chẽ một cách đơn phương không đủ để giảm bớt các sự cố khai thác IUU, hoạt động này có thể dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Khai thác IUU luôn là mối quan tâm với Australia. Khai thác bất hợp pháp không chỉ là liên quan tới an ninh lượng thực mà còn liên quan tới các tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn bán và buôn lậu. Hoạt động bất hợp pháp này có ý nghĩa quan trọng với an ninh của Australia, cũng như các mối quan hệ ngoại giao và thương mại trong khu vực.

Canberra, thủ đô của Australia đã thể hiện cam kết của mình đối với tiến trình đa phương trong cuộc chiến chống khai thác IUU thông qua việc phê chuẩn các công cụ quốc tế. Các công cụ này bao gồm Thỏa thuận về Các biện pháp của các quốc gia có cảng (PSMA) và là thành viên của Diễn đàn Nghề cá các quốc đảo Thái Bình Dương (FFA) và Kế hoạch Hành động khu vực (RPOA).

Australia đã thể hiện cam kết của mình với việc quản lý nghề cá thông qua Chiến dịch Nasse, một hoạt động giám sát hàng hải đa phương được thực hiện cùng với Mỹ, Pháp và New Zealand tại khu vực Nam Thái Bình Dương. Hoạt động này nhằm thức đẩy việc hợp tác về giá sát trên không và hàng hải, cũng như phối hợp máy bay và tàu tuần tra để nhắm vào các tàu liên quan tới khai thác IUU.

Australia có thỏa thuận song phương với Pháp, Đông Timo, Indonesia và Papua New Guinea nhằm tăng cường giám sát nghề cá và thực thi pháp luật. Chính quyền Canberra đã làm việc với chính quyền địa phương tại Indonesia và Việt Nam để thực hiện các chiến dịch thông tin công khai về các rủi ro và tác động tiêu cực của khai thác IUU.

Cam kết của Australia đóng vai trò quan trọng tại khu vực này trong cuộc chiến chống khai thác IUU là một minh chứng rõ ràng cho quyền công dân quốc tế và ngoại giao thích hợp. Thông qua sự lãnh đạo chủ động trong việc thúc đẩy các thể chế và các sự sắp xếp khác nhau, Canberra cũng đang thể hiện các hoạt động ngoại giao trong một vấn đề quan trọng của khu vực và khả năng của nước này trong việc tạo ra sự đồng thuận và liên minh.

Nhưng Australia có thể làm nhiều hơn để thể hiện sức mạnh lãnh đạo một trung cường quốc và tài ngoại giao trong việc giải quyết vấn đề về khai thác IUU trong khu vực. Australia có thể hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong việc tăng cường hợp tác đa phương và tăng cường năng lực quản lý nghề cá của các quốc gia trong khu vực.

Đầu tiên, Australia phải trao đổi và xây dựng sự đồng thuận với các nước Đông Nam Á trước khi đưa ra bất kỳ sáng kiến mới nào, để không bị coi là cố gắng thống trị khu vực. Củng cố vị trí trung tâm của ASEAN và nêu bật các lợi ích chung là rất quan trọng để xây dựng lòng tin ở một khu vực thường hoài nghi về ý định của các cường quốc bên ngoài.

Thứ hai, Australia nên đề xuất một chương trình chia sẻ thông tin tình báo tự nguyện RPOA để giám sát các tàu nghi ngờ ngày càng hiệu quả hơn. Hiệp ước Niue, do FFA quản lý, có thể đóng vai trò như một mô hình vì nó cung cấp một cơ chế cho Australia và các quốc gia Nam Thái Bình Dương khác phối hợp thực thi luật hàng hải. Một khuôn khổ tương tự sẽ giúp các quốc gia có cảng ở Đông Nam Á từ chối cho các tàu được gắn cờ IUU vào cập cảng.

Thứ ba, tăng cường trao đổi giữa các cơ quan bảo vệ bờ biển, cho cả các luồng thông tin và nâng cao năng lực, sẽ có lợi cho cả khu vực. Với sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan bảo vệ bờ biển ở Đông Nam Á, cần có hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp chặt chẽ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á các công cụ để bảo vệ các lĩnh vực hàng hải của họ và chống lại các hoạt động bất hợp pháp sẽ có nghĩa là tạo ra khả năng lớn hơn để thực hiện nghĩa vụ trong khu vực và trên trường quốc tế. Sức mạnh lãnh đạo và tài ngoại giao của một trung cường quốc rõ ràng hơn trong việc giải quyết việc khai thác IUU ở Đông Nam Á có thể có giúp củng cố mối quan hệ của Australia với các thành viên ASEAN, đồng thời thúc đẩy trật tự hàng hải khu vực dựa trên cơ sở các quy định.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhập khẩu cá thu đông lạnh vào Hàn Quốc giảm 16% trong tháng 3/2024

 |  12:55 01/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Union Forsea Corp., khối lượng cá thu đông lạnh nhập khẩu vào Hàn Quốc trong tháng 3/2024 là 16.400 tấn, giảm 16% so với 19.575 tấn năm 2023, giá bán buôn trong nước vẫn ổn định.

Xuất khẩu thủy sản Nga sang châu Á tăng mạnh trong quý đầu năm nay

 |  12:44 01/05/2024

(vasep.com.vn) XK từ vùng Viễn Đông của Nga đạt 288.000 tấn trong quý 1 năm nay, với khoảng 2/3 đến Trung Quốc và 1/3 còn lại đến Hàn Quốc, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC