Ưu tiên tiêm vaccine để nông nghiệp “đỏ lửa” sản xuất trong dịch bệnh

Chính sách 08:11 05/08/2021 Nguyễn Trang
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, việc tiêm vaccine cho nhóm sản xuất, chế biến, cung ứng nông sản ra thị trường hết sức quan trọng.

Cần ưu tiên tiêm vaccine cho những nhóm người sản xuất, cung ứng hàng hóa nhằm duy trì "bếp ăn" cả nước và xuất khẩu.

Ưu tiên vaccine cho công nhân các nhà máy thực hiện "3 tại chỗ"

Trao đổi với PV Lao Động, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Chế biến lâm sản (VIFOREST), cho biết: Dịch bệnh COVID-19 đang tác động trực tiếp lên toàn nền kinh tế, trong đó có ngành hàng nông, lâm, thủy sản. Ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ dự kiến năm 2021 mang về 14 tỉ USD, nhưng hiện tại dịch bệnh COVID-19 đang khiến nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ tại Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai... lao đao.

"Trước đây mỗi tháng chúng tôi xuất đi hàng trăm container sản phẩm, thì nay chỉ còn khoảng 40 container/tháng. Hơn bao giờ hết, công nhân ngành chế biến và xuất khẩu gỗ cần được ưu tiên tiêm vaccine để ổn định sản xuất, đảm bảo các mục tiêu xuất khẩu" - ông Đỗ Xuân Lập nói.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, VIFOREST đã 2 lần đàm phán, đặt mua khoảng 1 triệu liều vaccine Moderna để tiêm cho người lao động.

"Mua vaccine cần có sự đàm phán của Chính phủ và sự hỗ trợ của Bộ Y tế sau khi vaccine được nhập về. Vì vậy, chúng tôi mong Chính phủ và Bộ Y tế hỗ trợ để công nhân ngành gỗ được tiêm vaccine phòng chống COVID-19, đảm bảo ổn định sản xuất" - Chủ tịch VIFOREST bày tỏ.

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã gửi công văn đề nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), hỗ trợ để ổn định sản xuất. Trong đó có đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân ngành chế biến thủy sản.

Theo ông Trương Đình Hòe - Chủ tịch VASEP, do thực tế lượng vaccine còn hạn chế và không có ngay một lúc, nên VASEP đề nghị, sau những người làm tại các cơ sở y tế và những cán bộ liên quan phải tiếp xúc với người dân, người cao tuổi, người có bệnh nền thì thứ tự tiếp theo là những người lao động (trong sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công nghiệp – thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói riêng). Trong đó, cần đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương.

"Với thứ tự ưu tiên và tập trung tiêm vaccine ngay cho người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản, chúng ta sẽ vừa giữ được thị trường đối tác xuất khẩu, vừa duy trì được sản xuất và công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, bao gồm cả nông dân, ngư dân khai thác biển và sản xuất nguyên liệu ở phía trước.

Điều này cũng để khẳng định rằng, chúng ta trong ngắn hạn lúc này vẫn phải thực hiện mục tiêu kép nhưng với trọng tâm mới là phát triển kinh tế với trọng điểm là sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng xuất khẩu" - ông Trương Đình Hòe nhấn mạnh.

Ưu tiên vaccine cho ngành lo “bếp ăn” của cả nước

Theo Bộ NNPTNT, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã có những diễn biến căng thẳng với chủng virus Delta có tốc độ lây lan nhanh, phức tạp, nguy hiểm.

Để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NNPTNT, các sở NNPTNT, tổ chức nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với người dân, cơ quan, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công tác chỉ đạo sản xuất và khai thông thị trường nông sản, cung ứng các dịch vụ công liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo, tổ chức tiêm vaccine cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, tổ chức nghề nghiệp lĩnh vực NN đóng trên địa bàn, qua đó góp phần duy trì, vận hành thông suốt các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội song song với công tác phòng chống dịch COVID-19 như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

(Theo báo Lao Động)

tiem vaccine do lua covid -19

TIN MỚI CẬP NHẬT

Việt Nam quyết tâm cao gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" IUU trong năm 2024

 |  08:42 01/07/2024

(vasep.com.vn) Ngày 24/6/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 275/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trung Quốc giảm tiêu dùng hải sản cao cấp

 |  08:40 01/07/2024

(vasep.com.vn) Những bất ổn về kinh tế và căng thẳng địa chính trị gần đây đã khiến người dân Trung Quốc phải thắt chặt chi tiêu, đặc biệt các mặt hàng xa xỉ, bao gồm hải sản cao cấp.

Vĩnh Long: Diện tích nuôi cá tra công nghiệp tăng nhẹ nửa đầu năm

 |  08:36 01/07/2024

(vasep.com.vn) Trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi cá tra công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long là 370,8 ha, tăng 0,11% hay tăng 0,4 ha so với cùng kỳ. Tình hình XK cá tra vẫn chưa ổn định, ảnh hưởng tới hoạt động thu mua cá tra nguyên liệu của DN và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động nuôi cá tra của tỉnh.

HEADWAY JSC tăng trưởng phi mã sản lượng vận chuyển mực, bạch tuộc sang Mỹ

 |  10:10 29/06/2024

Trong nửa đầu năm 2024, Headway ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ. Cụ thể, thị trường này tăng 596,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Đài Loan trước đó là thị trường dẫn dầu, giảm 60,11% so với giai đoạn cùng kỳ.

Giá bán lẻ cá tươi và thủy sản có vỏ tại Mỹ giảm trong tháng 5/2024

 |  08:31 28/06/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo tháng 5 của 210 Analytics, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Florida, giá bán lẻ trung bình theo pound cho hải sản tại Mỹ giảm là nhờ sự dẫn đầu của cá thịt tươi và động vật có vỏ. So với ngành hàng thực phẩm và đồ uống nói chung, giá hải sản này có mức lạm phát thấp hơn đáng kể.

Peru: Sản lượng khai thác cá cơm tăng trong tháng 4/2024

 |  08:30 28/06/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, nền kinh tế Peru tăng trưởng 5,28%, chủ yếu nhờ lĩnh vực thủy sản bùng nổ với mức tăng trưởng 158%. Sau 14 tháng kết quả tiêu cực, lĩnh vực sản xuất cũng ghi nhận mức tăng trưởng.

Giá thủy sản sụt giảm tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 |  08:25 28/06/2024

(vasep.com.vn)  Yếu tố thị trường đang chi phối giá XK và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu của các thị trường hồi phục chậm, trong khi cạnh tranh các nguồn cung lại tăng, nên giá XK đi hầu hết các thị trường đều giảm. Trong tháng gần đây nhất là tháng 5, tôm là mặt hàng bị tác động giảm giá rõ rệt nhất, nên XK đã giảm 2,3%, trong đó riêng tôm chân trắng giảm 7%, tôm sú giảm 6%. Các sản phẩm khác như chả cá, surimi cũng bị áp lực cạnh tranh về giá nên giảm sâu 25% trong tháng 5 và lũy kế 5 tháng đầu năm giảm 15%.

Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

 |  16:54 27/06/2024

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

Nhiều tiềm năng cho sản xuất protein thay thế trong thức ăn thủy sản

 |  08:51 27/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu hút được nguồn tài trợ mới đáng kể, Enifer và Kuehnle Biosciences đang hướng tới việc đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực thay thế thức ăn thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2024, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do XK mực giảm 5%. XK nhóm sản phẩm này sang các thị trường chính phần lớn đều giảm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC