Trung Quốc nhập khẩu bao nhiêu tấn thủy sản Việt Nam sau mở cửa?

Xuất nhập khẩu 08:49 04/04/2023 Thu Hằng
Kinhtedothi - Dự báo Trung Quốc sẽ trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất, nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn vì các nhà xuất khẩu và các thương gia nhiều nước cũng tập trung vào thị trường này sau mở cửa.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến giữa tháng 3/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước xuất khẩu thủy sản quý I/2023 sẽ đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với quý I/2022.

Xuất khẩu thủy sản trong quý I/2023 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh minh họa

Tính đến hết quý I/2023, xuất khẩu tôm mang về 577 triệu USD, giảm 40%, cá tra đạt 447 triệu USD, thấp hơn 32% so với cùng kỳ và cá ngừ giảm 31% đạt 179 triệu USD. Xuất khẩu mực, bạch tuộc cũng thấp hơn 8% so với cùng kỳ đạt 54 triệu USD. Riêng xuất khẩu các loài cá biển vẫn tăng nhẹ 3% đạt 435 triệu USD.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, thị trường thế giới vẫn bị tác động nặng nề bởi lạm phát, kinh tế suy giảm khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu giảm và giá nhập khẩu cũng giảm theo.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản sẽ hồi phục dần từ quý II sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU thu hút thêm các bạn hàng đến với Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng nhận định, trong nửa đầu năm 2023 xuất khẩu tôm sẽ hồi phục chậm vì cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Xuất khẩu cá tra sẽ khả quan hơn trong bối cảnh lạm phát và kinh tế suy giảm ở nhiều thị trường và có thêm cơ hội lớn sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn sau Covid.

Xuất khẩu các loài cá biển tiếp tục tăng, trong đó có đóng góp ngày càng lớn của hàng gia công, xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu như cá hồi, cá tuyết cod, cá minh thái. Tại các nước đang có xu hướng tăng tiêu thụ các sản phẩm truyền thống cho người tiêu dùng châu Á. Do vậy, xuất khẩu hàng khô (cá, tôm, mực), nước mắm, chả cá, đồ hộp sẽ tăng.

Trung Quốc sẽ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất, nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn vì các nhà xuất khẩu và các thương gia các nước cũng tập trung vào thị trường này sau mở cửa.

Xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc khó bứt phá vì lạm phát khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và giá nhập khẩu trung bình giảm so với năm trước.

Từ thực tế biến động thị trường, các DN thủy sản đã có điều chỉnh hợp lý các sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ, với Trung Quốc thì ngoài sản phẩm đông lạnh, DN nên tận dụng lợi thế về vị trí địa lý gần để tăng xuất khẩu tôm, hải sản tươi, sống cho phân khúc nhà hàng, khách sạn, du lịch.

Với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU, DN quan tâm hơn đến xu hướng nhập khẩu hàng cho các siêu thị châu Á, nghĩa là các dòng sản phẩm truyền thống của người châu Á vẫn đang hút khách như: Hàng khô, nước mắm, mắm ruốc…

Trong thời gian qua, các Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và Bộ Ngoại giao đã tích cực xúc tiến nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hội nghị, diễn đàn kết nối giao thương với một số thị trường. Các DN thủy sản mong muốn tiếp tục được tham gia các chương trình giao thương như vậy với các thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm để tìm kiếm bạn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, bối cảnh thị trường khó khăn năm 2023, DN đề xuất các cơ quan quản lý giúp tháo gỡ những khó khăn bất cập trước mắt cho DN để ổn định nguồn nguyên liệu và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là chính sách và triển khai lãi suất ưu đãi cho bà con nông, ngư dân và DN chế biến thủy sản.

Theo Kinh tế đô thị

trung quoc nhap khau thuy san viet nam tinh hinh xuat khau

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hạn ngạch khai thác cá minh thái Biển Barents năm 2025 giảm

 |  08:48 04/07/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học thủy sản khuyến nghị giảm 31% hạn ngạch đánh bắt cá tuyết Biển Barents năm 2025, xuống còn 311.587 tấn, trong bối cảnh giá nguyên liệu cá tuyết Na Uy đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Cơ hội mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam

 |  08:45 04/07/2024

Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng để tiếp cận thị trường xuất khẩu Halal toàn cầu với giá trị dự kiến đạt 4.500 tỷ USD năm 2030. Việt Nam được đánh giá có tiềm năng sản xuất các sản phẩm Halal trị giá khoảng 34 tỷ USD cho các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) nhờ cơ sở nông nghiệp đa dạng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang phát triển.

Thêm một doanh nghiệp thuỷ sản Trung Quốc bị cấm xuất khẩu sang Mỹ

 |  08:42 04/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã bổ sung thêm một nhà chế biến thủy sản lớn khác của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ vì vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời đóng cửa đối với nguồn tôm đỏ chế biến chính của Argentina.

Ngành thủy sản Nhật Bản chuyển hướng khi lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục

 |  08:37 04/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2023 , làm chệch hướng các kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu đầy tham vọng của nước này. Để ứng phó, chính phủ và ngành thủy sản Nhật Bản đã nỗ lực nhanh chóng tìm kiếm thị trường, kênh chế biến mới. Một trong nhiều sáng kiến ​​được ngành thủy sản Nhật Bản thực hiện là chuyển hướng nỗ lực chế biến sang Mexico, cho phép Mỹ tiếp cận dễ dàng hơn.

MSC thực hiện ‘đánh giá toàn diện’ phiên bản mới còn gây tranh cãi

 |  08:49 03/07/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho biết họ đang giải quyết những thách thức phát sinh và được xác định từ việc áp dụng thực tế phiên bản thứ ba (V3) thuộc tiêu chuẩn của họ, với kế hoạch thực hiện "đánh giá toàn diện".

Vụ cá cơm ở bắc Peru kết thúc với gần hết hạn ngạch

 |  08:46 03/07/2024

(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá cơm ở trung bắc Peru sắp kết thúc, với dưới 2% hạn ngạch còn lại.

Mozambique thiệt hại 70 triệu USD mỗi năm do đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:44 03/07/2024

(vasep.com.vn) Mozambique thiệt hại từ 60 đến 70 triệu đô la mỗi năm do đánh bắt bất hợp pháp và trốn thuế bởi các tàu không được cấp phép thực hiện các hoạt động hàng hải.

Cà Mau: Nuôi tôm 'thuận thiên' trước thách thức biến đổi khí hậu

 |  09:16 02/07/2024

Tình trạng biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây nhiều bất lợi cho người nuôi tôm. Trước thực trạng đó, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp, mô hình theo hướng “thuận thiên” nhằm giúp ngành tôm - ngành hàng số một của địa phương phát triển ổn định, bền vững trước các thách thức được dự báo sẽ có nhiều khó khăn.

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

 |  09:10 02/07/2024

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC