Kể từ tháng 11/2020, Trung Quốc đã yêu cầu các báo cáo khử trùng và hun trùng đối với các sản phẩm thực phẩm đông lạnh NK vào nước này. Chính phủ Trung Quốc cho biết việc kiểm tra sẽ giảm nguy cơ lây truyền từ các gói thực phẩm NK mang virus corona.
Một Giám đốc điều hành của một nhà NK cá thịt trắng cho rằng việc kiểm tra là một "thủ tục rất dài và rắc rối". Trong một số trường hợp, các lô hàng thủy sản bị kẹt lại trên tàu tại cảng không thể dỡ hàng do chờ kiểm tra. Việc kiểm tra diễn ra tại các cảng nhập trong một số thời điểm và đối với một số sản phẩm có thể bị áp dụng đối với 100% lô hàng.
Phát biểu tại hội thảo trực tuyến của Triển lãm Thủy hải sản Trung Quốc tổ chức ngày 6/1/2021, Ma Hongtao, Tổng giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết các biện pháp này đã giúp Trung Quốc kiểm soát tốt dịch “COVID-19". Theo Ma, sự di chuyển của người và hàng hóa - đặc biệt là những hàng hóa NK qua chuỗi lạnh - đã "trở thành tâm điểm của Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch”.
“Chương trình kế hoạch khử trùng phòng ngừa toàn diện đối với thực phẩm NK qua chuỗi lạnh" quy định điều trị khử độc phòng ngừa và "kiểm soát vòng kín" của chuỗi cung ứng. Đối với các công ty có sản phẩm xét nghiệm dương tính với virus, thời gian và chi phí XK thủy sản sang Trung Quốc sẽ tăng lên.
Đổi lại, Trung Quốc đã tránh được các cuộc khủng hoảng sức khỏe của cộng đồng và những thiệt hại kinh tế lớn hơn do các đợt phong tỏa kéo dài.
"Xét đến nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng từ thủy sản NK và tổn thất thương mại lớn do không hành động, tôi tin rằng các biện pháp này là cần thiết và hợp lý. Thị trường thủy sản, nơi xảy ra lây nhiễm hiện đã ổn định, nhu cầu tiêu thụ tại các cửa hàng đã phục hồi. Điều mà chúng tôi bảo vệ không chỉ là sự an toàn và sức khỏe của người dân mà còn là niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm thủy sản”. Ma cho biết.
Thủy sản không trực tiếp lây nhiễm virus corona
Chính phủ Trung Quốc không coi thủy sản là một rủi ro. Ma lưu ý rằng các chuyên gia đã làm rõ thủy sản và các sản phẩm thủy sản không thể bị nhiễm COVID-19. Báo cáo của Chính phủ về các đợt bùng phát ở Bắc Kinh và Thẩm Dương cho thấy bao bì hoặc ô nhiễm môi trường là nguồn lây nhiễm, không phải do thủy sản.
Cách tiếp cận này dường như đang mang lại hiệu quả, với việc XK tôm của Ecuador sang Trung Quốc gần đây đã tăng mạnh. Theo Ma, người tiêu dùng Trung Quốc hoan nghênh các sản phẩm nông thủy sản NK an toàn với chất lượng cao. Ngoài ra, các nhà XK sẽ được hoan nghênh giới thiệu và khẳng định một lần nữa độ an toàn của sản phẩm của mình tại Triển lãm Thủy hải sản sản Trung Quốc, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10/2021.
(Theo undercurrentnews.com)
(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.
(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.
Thị trường Mỹ từng chiếm tới 50% doanh thu xuất khẩu, song từ năm 2015, Camimex đã cơ cấu lại toàn bộ chiến lược, chuyển trọng tâm sang thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada – những khu vực vẫn duy trì mối quan hệ thương mại ổn định và không chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ.
(vasep.com.vn) Quý đầu năm 2025, XK thủy sản của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Top 5 thị trường nhập khẩu đều ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Nga đang đẩy mạnh khai thác tôm tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với loại hải sản có vỏ này, cả trong nước lẫn quốc tế.
(vasep.com.vn) Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký lệnh gia hạn thêm một năm lệnh trừng phạt đối với Nga, lệnh đầu tiên được người tiền nhiệm Joe Biden áp đặt vào năm 2021 sau khi nổ ra chiến tranh Nga- Ukraine.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn