Trung Quốc: Dư địa lớn cho thủy sản Việt

Xuất nhập khẩu 08:30 17/11/2023 Lê Hằng
(vasep.com.vn) Thị trường Trung Quốc ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với các DN thủy sản Việt Nam. Những năm gần đây, Trung Quốc nằm trong top 3 thị trường NK thủy sản Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2023, XK thủy sản sang Trung Quốc sụt giảm vì giá XK giảm nhưng triển vọng và dư địa ở thị trường này vẫn rộng mở đối với các doanh nghiệp XK thủy sản.

Năm 2022, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 66% - doanh số kỷ lục và tăng trưởng kỷ lục, sau khi giảm xuống còn 990 triệu USD năm 2021 do những hạn chế bởi dịch Covid.

Năm 2023, XK thủy sản sang Trung Quốc cũng gặp những vấn đề như các thị trường khác: giá giảm, lượng tồn kho cao, do vậy 9 tháng đầu năm doanh thu thủy sản XK sang thị trường này giảm 18% đạt 1 tỷ USD.

Những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là cá tra (chiếm 40%) và tôm chiếm 38% đều bị giảm giá trị XK sang Trung Quốc, tôm giảm 8%, cá tra giảm 27%.

Các loài hải sản khác XK sang Trung Quốc cũng bị giảm mạnh doanh số, trong đó mực bạch tuộc giảm 10%, cua ghẹ giảm 82%, các loại cá khác vẫn giữ mức tương đường cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, nếu xét riêng từng loài thủy sản thì năm 2023 có nhiều loài có tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng mạnh: như tôm chân trắng, tôm sú, tép biển (ruốc), cá hố, cá chỉ vàng, cá thu, cá đổng, cá nục, cá mắt kiếng, bạch tuộc, nghêu...

 Và có một số loài bị sụt giảm doanh số gồm: cá tra, tôm hùm, mực, cua, cá bò, chả cá, surimi..

Các địa phương NK nhiều nhất thủy sản Việt Nam là Quảng Đông, Trạm Giang, Quảng Tây, Phúc Kiến, Thượng Hải...

Trung Quốc ngày càng phụ thuộc thủy sản nhập khẩu

Nhiều DN Việt Nam đã xác định thị trường Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng cho thủy sản Việt Nam nếu cả ngành thủy sản và cộng đồng DN nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và cơ hội từ thị trường.

Năm 2023 và những năm tới, có một số yếu tố thuận lợi, mang lại cơ hội và dư địa cho thủy sản Việt Nam tại Trung Quốc: Dịch Covid đã chấm dứt, giao thương của Trung Quốc với thế giới hoàn toàn bình thường; kinh tế Trung Quốc có tín hiệu tích cực, nhu cầu thủy sản đang hồi phục: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, mực, bạch tuộc;Vị thế địa lý thuận lợi cho các DN Việt Nam XK sang Trung Quốc, chi phí logistic giảm và ít hơn so với các nước khác; Trung Quốc ngừng NK thủy sản từ Nhật Bản, sẽ thay thế bằng các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam…

Một số chuyển dịch trong đầu tư kinh tế ở Trung Quốc cũng được coi là cơ hội cho thủy sản Việt Nam. Dường như các ngành kinh tế siêu lợi nhuận và sinh lợi cao được quan tâm đầu tư nhiều hơn, do vậy, đầu tư cho nuôi trồng thủy sản giảm, xuất khẩu thủy sản của nước này cũng giảm dần trong những năm gần đây, do cả yếu tố Covid và xu hướng chuyển dịch kinh tế. Do vậy các chuyên gia kinh tế đánh gia Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu, giống như mô hình các nước phương Tây.  

Những biến động địa chính trị, lạm phát, khủng hoảng năng lượng…khiến cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản sụt giảm mạnh, trong khi đó NK của Trung Quốc đang tăng lên.

Nếu xung đột ở Trung Đông leo thang, chi phí nhiên liệu sẽ tăng trở lại và tiếp tục xảy ra khủng hoảng năng lượng kết hợp với lạm phát và lãi suất cao, dự báo XK sang thị trường Mỹ, EU năm 2024 – 2025 sẽ càng khó khăn, và Trung Quốc sẽ là thị trường mục tiêu của nhiều nước XK thủy sản.

Chính phục thị trường: cần thêm nhiều nỗ lực

Tuy nhiên, để tận dụng, phát huy tốt cơ hội từ thị trường Trung Quốc và tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, hoạt động giao thương B2B cần được tăng cường hơn nữa, trong đó giao thương cấp địa phương cần được quan tâm hơn; cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu và qui định thị trường, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách XNK; Mở rộng danh sách DN và các sản phẩm thủy sản được phép XK sang Trung Quốc, mở cửa hơn cho các loài thủy sản tươi sống XK vào Trung Quốc: tôm hùm bông, cua sống...; Hợp tác thúc đẩy các quy trình phê duyệt cấp phép cho các DN được code XK thủy sản sang Trung Quốc: Duy trì thông quan thông suốt tại các cửa khẩu biên giới; Thúc đẩy kết nối giao thông đường bộ, đường sắt tại khu vực biên giới; Hợp tác xây dựng các kho lạnh, cơ sở hậu cần phục vụ cho giao thương nông thủy sản Việt Nam – Trung Quốc, nhất là giao thương qua biên giới.

trung quoc

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hiệp định thương mại tự do sắp hoàn tất giữa Thái Lan và EU

 |  08:42 20/05/2024

(vasep.com.vn) Thái Lan sắp ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu trong năm nay. Thỏa thuận này là một phần trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn các hoạt đông đánh bắt bất hợp pháp và không theo quy định, được đưa ra ánh sáng trong lễ kỷ niệm Ngày châu Âu 2024 tại Bangkok, do đại sự quán EU tổ chức.

Xuất khẩu tôm Ecuador quý 1/2024 giảm

 |  08:41 20/05/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ecuador trong quý đầu năm 2024 giảm 8% về khối lượng so với cùng kỳ năm trước, còn 272.432 tấn, theo dữ liệu từ Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia của Ecuador. Giá trị xuất khẩu giảm 17% xuống 1,35 tỷ USD. Giá XK trung bình giảm 10% xuống 4,94 USD/kg.

Sản xuất thức ăn thủy sản từ chất thải công nghiệp

 |  08:40 20/05/2024

(vasep.com.vn) MicroBioGen – một công ty công nghệ sinh học của Úc – đặt mục tiêu tận dụng công nghệ nền tảng men tiên tiến của mình để tạo ra thức ăn thủy sản có hàm lượng protein cao từ chất thải công nghiệp.

Nghị quyết số 66/NQ-CP: Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

 |  08:29 20/05/2024

(vasep.com.vn) Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 9/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Hiệp định Đối tác Kinh tế và Thương mại Ấn Độ-EFTA: Ưu đãi thuế quan đối với các sản phẩm thủy sản

 |  16:30 17/05/2024

Ngày 10/3/2024, Ấn Độ và các thành viên Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) – Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein – đã ký một hiệp định thương mại tự do, cụ thể là Hiệp định Đối tác Thương mại và Kinh tế (TEPA). TAPA bao gồm 14 chương, đề cập đến thương mại hàng hóa và dịch vụ, xúc tiến và hợp tác đầu tư, giải quyết tranh chấp, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, cũng như cạnh tranh, cùng các vấn đề liên quan đến thương mại khác.

Chile: Xuất khẩu thủy sản đạt gần 2,3 tỷ USD trong quý I/2024

 |  08:45 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo gần đây của Cơ quan Xúc tiến Thương mại của Chính phủ Chile (ProChile), trong quý đầu tiên của năm 2024, xuất khẩu thủy sản của nước này đạt 2,279 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc: Giá nhập khẩu tôm quý 1/2024 giảm xuống mức thấp nhất

 |  08:42 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Dữ liệu hải quan Trung Quốc, nhu cầu tôm đông lạnh của Trung Quốc đã giảm nhiệt, với khối lượng nhập khẩu trong quý đầu năm nay giảm 3% và giá trị nhập khẩu giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mở rộng xuất khẩu cá ngừ sang Nga

 |  08:38 17/05/2024

(vasep.com.vn) Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

 |  11:08 16/05/2024

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19.5 đang khiến doanh nghiệp hoang mang, lo lắng.

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

 |  08:46 16/05/2024

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC