Trong nguy nan, doanh nghiệp tôi tìm cơ hội

Doanh nghiệp 13:51 18/05/2020
Hai tiếng “nguy cơ” lúc này khá thịnh hành. Song song đó là cụm từ “tìm cơ trong nguy”. Từ điển định nghĩa: Nguy cơ là tình thế có thể gây ra những biến cố lớn rất tai hại. Đây không phải từ đôi, nhưng cha ông ta đã khéo xài từ, chẻ đôi nguy cơ để ra một khái niệm mới rất hay, nhiều vị từ cao tới thấp đang nhắc đến, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân nỗ lực trong cái nguy nan do Covid-19 đang gây ra, vừa phòng chống nhưng cũng luôn chú ý tìm cơ hội để vươn lên mạnh mẽ sau khi Covid-19 tan đi. Trong nguy nan tìm cơ hội! Nội dung này cũng có chút phảng phất, liên quan cụm từ Cái khó ló cái khôn. Có lẽ đây là một quy luật của vạn vật, cha ông ta đúc kết để nhắc nhở thế hệ sau một bài học mang tính triết lý cuộc sống. Doanh nghiệp (DN) chế biến tôm xuất khẩu nơi tôi đang làm việc cũng nhập tâm nội dung này lắm. Nhất là qua hiệu triệu của Thủ tướng TÌM CƠ TRONG NGUY, đội ngũ điều hành ở đây càng quyết tâm hơn!

Đầu tháng 2, khi Covid-19 có xu thế lây nhiễm khá mạnh, việc đầu tiên DN tôi thực hành hiệu triệu trên là dọn sạch kho hàng. Kho hàng là kho hàng hoá. Dọn sạch hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa bóng là bán tất những gì có thể, nghĩa đen là dọn dẹp kho ngăn nắp chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới. Kết quả khả quan lắm, so năm rồi lượng hàng tồn kho giảm ngay trên 40%. Việc này có ý nghĩa giảm tiền vay ngân hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro hàng giảm giá khi Covid-19 lan rộng làm giảm sức cầu. Đây là bài học rút ra từ sự kiện 11/9/2001 và khủng hoảng kinh tế thế giới 2008.

Việc tiếp theo, DN chúng tôi hết sức quan tâm, coi trọng việc liên lạc thường xuyên các khách hàng từ các thị trường. Song song, cập nhật thông tin thường xuyên trên báo, đài về tình hình Covid-19 trong, ngoài nước, nhất là các nước tiêu thụ nhiều hàng hoá của DN chúng tôi. Nhờ đó, chúng tôi nắm tình hình, đánh giá đúng diễn biến, chuẩn bị các nguồn lực phù hợp từng đơn hàng. Qua đó, DN chúng tôi không có lô hàng nào sản xuất dở dang bị khách hàng huỷ hợp đồng. Ý nghĩa ở đây không làm chúng tôi kẹt hàng trong kho, kẹt vốn lưu động, giảm thiểu rủi ro, tạo một động lực cho mình phấn khởi làm việc hơn.

Khi Covid-19 diễn tiến xấu hơn, mật độ trao đổi thông tin nội bộ càng cao hơn. DN chúng tôi có vùng nuôi tôm lớn nhất tỉnh, đầu tư trong đó hàng trăm tỷ đồng. Đây là một mảng kinh doanh chính của DN. Chúng tôi nắm bắt thông tin việc thả nuôi tôm năm nay rất chậm, điều này sẽ dẫn đến thiếu hụt tôm nguyên liệu đầu quí III, khả năng dẫn tới giá tôm nguyên liệu sẽ tăng cao (dù giá tiêu thụ thế giới ra sao), chúng tôi quyết tâm hơn cho kế hoạch thả nuôi tôm sớm hơn mọi năm. Giai đoạn Covid-19 cao trào, Chính phủ công bố nửa tháng cách ly xã hội. DN chúng tôi lo sớm hơn, dự trữ các vật tư cho nuôi tôm nửa tháng, chủ yếu là thức ăn cho tôm. Nửa tháng cách ly xã hội đang đi qua, trại tôm sẽ lấy thức ăn dự trữ ra sử dụng thôi.

Bây giờ, DN tôi đang có trên 200 ao tôm đang lớn và hơn trăm ao sẽ thả nuôi tiếp tục sắp tới. Covid-19 đi qua, và cầu trời dịch bệnh đừng “ghé thăm”, năm nay kết quả kinh doanh DN tôi sẽ khấm khá. Cũng nói thêm, không riêng trại tôm, các nhà máy chế biến thuộc DN tôi cũng chuẩn bị đủ nửa tháng vật tư như bao bì, bột, dầu chiên... thậm chí giấy vệ sinh. Tất cả ổn thoả. Ý nghĩa là qua đó đội ngũ chúng tôi làm quen tình huống xấu để thêm kinh nghiệm cho thương trường sau này.

Khi có yêu cầu người người cách nhau 2 mét, giãn cách xã hội, nhằm bảo đảm an toàn, DN tôi mới tích cực sửa chữa khu căng-tin khang trang, nề nếp và đáp ứng yêu cầu trên. Khu căng-tin này khá rộng, nhiều hàng quán tự kinh doanh để người lao động tự lựa chọn bữa ăn cho mình. Nhờ sắp xếp chu đáo, việc hoàn tất khá nhanh trên nền tảng di dời bãi xe kế bên qua chỗ khác. Covid-19 đã tạo cho chúng tôi động lực “làm sạch” mình. Ngoài việc đó, nhân tiện sắp xếp lại khu vực để xe ngăn nắp một chút. Hệ thống truyền thông nội bộ khá yếu, nhân tiện lúc này trang bị một màn hình led khá lớn khu trung tâm, các công nhân ăn cơm giữa ca đều đi ngang qua và hình thành Tổ Truyền thông lo xây dựng Bản tin hàng ngày để giúp người lao động hiểu tình hình chung Covid-19, nắm các qui định phòng chống Covid-19 của DN mà tự giác thực hiện... Dĩ nhiên, màn hình và Tổ Truyền thông vẫn hoạt động dù Covid-19 đi qua. Covid-19 đã “thúc đẩy” DN sớm hoàn thiện một việc cần thiết bấy lâu nay chưa ổn! 

Thời gian Covid-19 bùng phát, khó khăn vây bủa, phí tổn tăng thêm. DN tôi chi thêm tiền ăn sáng nửa tháng cách ly xã hội nhằm bồi dưỡng sức khỏe người lao động trong giai đoạn cần giữ tốt sức khỏe này. Đồng thời khuyến khích người lao động ăn sáng trong khu căng-tin nhằm giảm thiểu rủi ro. Song song là nỗ lực lo đủ việc để không người lao động nào phải lo lắng hụt hẫng thu nhập. Cử chỉ này nhằm tạo sự gắn bó, lòng tin của người lao động với DN, tạo mối tạo tiếng tăm tốt để sau này DN thu hút lao động hơn! Mà thật ra đây chỉ là một hành vi trong trách nhiệm xã hội mà DN luôn tuân thủ mà thôi.

Những việc trên chỉ mang tính ứng xử tình huống. Trong giai đoạn này, những việc DN tôi đã làm có ý nghĩa lớn hơn là xem xét phương án kinh doanh sau khi có sự phản ứng từ các thị trường sau tác động của Covid-19. Bài học DN chúng tôi rút ra là phương án kinh doanh phải uyển chuyển đáp ứng người tiêu dùng lúc khó khăn. Bởi lúc đó thu nhập người tiêu dùng bị giảm sút, sức mua có hạn. Bài học cụ thể là quy cách chế biến, đóng gói “nhẹ” tiền hơn, dễ mua sắm hơn. Đồng thời chú trọng kênh siêu thị, cửa hàng nhiều hơn kênh nhà hàng, khách sạn! Nhưng căn bản không coi nhẹ kênh nào! Phương án này triển khai ngay và thực thi không ngắn đâu, ít ra tới cuối năm nay.

DN tôi có phải đang theo lời hiệu triệu tìm cơ trong nguy hay không? Hay chỉ là sự ứng phó bình thường khi DN gặp khó khăn? Điều đó để người đọc tự bình phẩm. Có đồng nghiệp nào đồng cảm, có hành động tương đồng? Có kết quả nào chưa? Riêng DN tôi đã có cái được đáng nêu ra, đó là sự tự tin hơn, chuẩn bị mọi mặt tốt hơn và nóng lòng đợi Covid-19 đi qua để tiến lên mạnh nhất! Bài học của DN chúng tôi là chấp hành nghiêm chỉnh tất cả qui định của Chính phủ và địa phương, suy nghĩ cặn k thực thi các quy định phù hợp hoàn cảnh cụ thể của mình. Trên nền tảng an toàn đó, tìm giải pháp phục hồi và phát triển hoạt động tốt nhất trên cơ sở chuẩn bị các điều kiện cần thiết ngay trong những ngày khó khăn.

TS Hồ Quốc Lực – Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Trong nguy nan, doanh nghiệp tôi tìm cơ hội tại chuyên mục Doanh nghiệp của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá dầu cá giảm mạnh khi Peru đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn

 |  11:04 31/01/2025

(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.

Dự báo tích cực về giá cá hồi và tôm năm 2025

 |  10:56 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.

Trữ lượng cá ngừ của Somalia bị đe dọa bởi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp

 |  10:55 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Việt Nam vượt Nhật Bản về xuất khẩu thủy sản vào Singapore

 |  10:52 31/01/2025

Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

 |  10:50 31/01/2025

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thủy sản thêm động lực

 |  10:48 31/01/2025

Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp năm 2024 cán đích 299 triệu USD

 |  14:05 27/01/2025

(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.

Thị trường nội địa vươn lên dẫn đầu về doanh thu của Vĩnh Hoàn

 |  13:57 27/01/2025

Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.

Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm hơn 100 tấn cá cơm

 |  13:55 27/01/2025

Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.

Hàn Quốc vượt mốc 3 tỷ USD xuất khẩu thủy sản hàng năm, hướng tới EU để tăng trưởng mạnh hơn

 |  08:47 24/01/2025

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC