Từ đó, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) định hình rõ nét, là sự cam kết của doanh nghiệp (DN) đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội (*).
Với tình hình trên, nghĩ kỹ CSR còn có tầm quan trọng hơn các chương trình quản lý chất lượng. Bởi quản lý chất lượng có đôi lúc sai sót, có thể bào chữa do sơ suất. Nhưng CSR quá tệ thì do nhận thức của lãnh đạo DN chưa đúng tầm, khó thuyết phục khách hàng, người tiêu dùng. Trong diễn đàn kinh tế tư nhân diễn ra đầu tháng 5/2019 ở Hà Nội, ông Josh Madeira - Chuyên gia Seafoodwatch cho rằng: "Người tiêu dùng Mỹ không chỉ quan tâm đến thực phẩm tươi, sạch mà còn đảm bảo sản phẩm được tạo ra không phá hoại môi trường, hay vi phạm nhân quyền". Điều này càng thấy rõ tính tất yếu phải thực hiện CSR trong DN.
CSR gồm các nội dung chính:
- Trách nhiệm về hiệu quả kinh tế: Đảm bảo quyền và lợi ích của DN, nhà cung cấp, người lao động. DN có lợi nhuận, có tiền trả cho nhà đầu tư, nhà cung cấp, có lương, thưởng nhiều cho người lao động và nộp thuế đầy đủ.
- Trách nhiệm về tuân thủ luật pháp: Bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào đều hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp, hoạt động đúng luật pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng (luật ATTP…), người lao động (luật LĐ, ATVSLĐ, BHXH…), cộng đồng, xã hội (luật Bảo vệ môi trường, luật Thuế...).
- Trách nhiệm về đạo đức kinh doanh: Tùy vào suy nghĩ, định hướng của người quản trị DN mà ý thức đạo đức kinh doanh đó được hình thành và tồn tại thông qua các bộ qui tắc ứng xử trong DN, văn hóa DN, các chính sách chất lượng, chính sách BVMT, mối quan hệ của nhà quản trị với người lao động, với khách hàng, với xã hội…
- Đóng góp cho cộng đồng: Thí dụ như tham gia an sinh, phúc lợi xã hội.(*)
Triển khai CSR ở VN có từ lâu, nhưng thời gian qua chưa được đón nhận đúng mức, chủ yếu do nhận thức, là do sự hiểu biết chưa đầy đủ của lãnh đạo DN về CSR; hiểu trách nhiệm xã hội DN chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện; do nguyên nhân kinh tế, việc thực hiện CSR của DN cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho các DN do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR. Cuối cùng do pháp lý, do sự khác biệt giữa luật Lao động (LĐ) và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây khó khăn cho DN và bản thân Luật LĐ còn nhiều điểm chưa sát thực tế.
Điều dễ thấy thực hiện CSR trong ngắn hạn có thể làm chi phí tăng, nhưng xét về lâu dài lợi ích mà DN có được rất lớn so với chi phí bỏ ra. Đó là:
- Nâng cao hình ảnh DN, tạo niềm tin cho các bên.
- Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao.
- Có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.
- Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho DN dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng.
- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Giảm mức độ thay đổi về nhận sự (giảm số lao động nghỉ việc =>tăng năng suất, giảm chi phí huấn luyện khi tuyển lao động mới)
- Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với DN nhờ điều kiện làm việc tốt hơn.
- Giảm chi phí về việc tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, điện nước, không sử dụng chất cầm trong sản xuất và môi trường bên ngoài... từ việc áp dụng hiệu quả CSR.
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.(*)
Các DN CB thủy sản, nhìn chung có các mặt mạnh trong thực hiện CSR như:
- SXKD có lãi, nộp thuế đầy đủ và thù lao lao động phù hợp.
- Chấp hành tốt pháp luật.
- Chú trọng bảo vệ môi trường thông qua đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện.
- Chú trọng chăm lo điều kiện lao động như trang bị đủ BHLĐ, môi trường lao động.
- Chăm lo thu nhập người lao động như lương, thưởng: đóng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
- Có chú ý giảm giờ làm.
- Nỗ lực để người lao động hưởng đủ số ngày nghỉ theo quy định…
Tuy nhiên vẫn còn một số khiếm khuyết, có nguyên nhân khách quan.Yêu cầu của khách hàng và các bộ luật của ta có nhiều điểm không tương đồng. Luật LĐ hiện hành còn có những điểm quá cứng nhắc, chưa đi sát vào thực tiễn và phức tạp, chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp khó lòng đáp ứng trong thực tế mà phải đối phó để đáp ứng được. Dẫn chứng là quy tắc, tiêu chuẩn của khách hàng không khác biệt so với luật mà có yêu những cầu cao hơn so với luật. Chẳng hạn như:
+ Luật quy định cho phép sắp xếp cho người lao động nghỉ đủ 4 ngày trong tháng, còn tiêu chuẩn khách hàng là làm việc liên tục không quá 7 ngày, có nghĩa là mỗi tuần phải có ngày nghỉ.
+ Trong tháng có 5 ngày chủ nhật thì phải sắp xếp cho người lao động nghỉ 5 ngày.
Luật LĐ còn có những quy định quá cứng nhắc, chưa sâu sát gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ và sử dụng nhiều lao động như thủy sản. Đơn cử như giờ làm thêm quá thấp (30 giờ/tháng, 300 giờ/năm) sẽ không thể giải quyết được lượng nguyên liệu rất lớn khi vào vụ. Ngoài ra còn những điểm khác cũng chưa sát thực tế như:
+ Quy định xử lý kỷ luật người lao động phức tạp, muốn xử lý được người lao động dù nhẹ như khiển trách cũng phải tổ chức cuộc họp gồm nhiều bên và phải có mặt người lao động, hay không được xử lý người lao động nữ đang mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Điều này trở thành kẽ hở để người lao động lợi dụng vi phạm mà không bị xử lý.
+ Một vết cắt nhẹ, vết đâm nhẹ trên tay người lao động cũng phải báo cáo, phải thành lập đoàn điều tra tai nạn và phải đưa ra phương án để hạn chế trong khi chỉ cần một sơ suất nhỏ của người lao động là chuyện này đã xảy ra.
+ Tiền lương đóng BHXH tính trên tổng thu nhập gây áp lực lớn về chi phí cho doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh quốc tế.
Một thiếu sót cũng khá phổ biến là đa phần DN chưa có bộ máy chuyên lo CSR cũng như chưa đủ các quy trình, quy chế cho các việc phạm vi lao động, giờ làm, thù lao…
Tóm lại, bây giờ CSR đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của DN hơn là những quy định bắt buộc; đồng thời đang dần trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá DN, sẽ hỗ trợ DN thực hiện sứ mệnh của mình, bảo vệ danh tiếng và gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, các DN CB thủy sản cần có sự chuẩn bị và thực hiện tốt nhất CSR để nâng tầm DN, góp phần đưa ngành thủy sản ngày một vững vàng, mạnh mẽ hơn.
(*): Sao chép tài liệu từ Internet.
TS Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch FIMEX VN
(vasep.com.vn) Theo Hiệp hội thủy sản hàng đầu Trung Quốc, thâm hụt thương mại thủy sản của Trung Quốc dự kiến sẽ thu hẹp đáng kể vào năm 2024 do lượng nhập khẩu giảm và sở thích của người tiêu dùng thay đổi.
(vasep.com.vn) Những người tham gia thị trường Brazil lạc quan rằng các nhà sản xuất tôm của nước này sẽ sớm tiếp cận được thị trường Trung Quốc.
Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Sáng 3/12, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% lên tất cả hàng hóa từ Canada và Mexico, đồng thời tăng thêm 10% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc ngay ngày đầu nhậm chức vào năm 2025. Theo số liệu năm 2023, động thái này có thể khiến các nhà NK thủy sản Mỹ thiệt hại thêm 1,2 tỷ USD hàng năm.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hôm 18/11 thông báo sẽ mua 920.000 pao sản phẩm cá minh thái Alaska, trị giá 2,1 triệu USD từ hai công ty khác nhau, phục vụ nhu cầu của các trường học.
Tổng kết mô hình ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2023-2024 cho thấy: Trong 2 năm triển khai, dự án đã xây dựng được 04 mô hình với quy mô 5,3 ha tại 2 tỉnh, trong đó An Giang 3,3ha và Đồng Tháp 2 ha có 09 hộ tham gia dự án và áp dụng quy trình ương cá tra từ bột lên giống trong ao đất tại An Giang theo Quyết định số 06/QĐ-SNNPTNT ngày 05/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân một phần do sức cung giảm, trong vụ bà con nuôi ít và dịch bệnh trên tôm.
(vasep.com.vn) Một quan hệ đối tác mới được thành lập tại Đài Loan đã thiết lập một dự án cải thiện nghề cá (FIP) cho nghề đánh bắt cá ngừ của quốc gia này, với mục tiêu đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Biển.
(vasep.com.vn) Mới chỉ 21 ngày kể từ khi bắt đầu mùa đánh bắt thứ hai, sản lượng đánh bắt cá cơm của Peru đã đạt 760.900 tấn, tương đương 30% tổng hạn ngạch của cả nước trong vụ khai thác này (2,51 triệu tấn).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn