Top 5 xu hướng thực phẩm ảnh hưởng đến tiêu thụ thủy sản năm 2019

Thị trường thế giới 14:08 04/03/2019
(vasep.com.vn) Trang thông tin thủy sản seafoodsource.com đã tổng hợp và đưa ra 5 xu hướng thực phẩm cơ bản có tác động đến tiêu thụ thủy sản năm 2019, như sau:

1) Nhu cầu cho chế độ ăn giàu protein, ít carbohydrate (low-carb) không có dấu hiệu chững lại.

Trên thực tế, thị trường thực phẩm cho thực đơn “Keto toàn cầu” (ít carbohydrate, nhiều chất béo) dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 5% đến năm 2022, theo báo cáo của Reportlinker.

Tiêu dùng thủy sản đang là xu hướng, bởi vì nhu cầu protein luôn cần thiết. Thủy sản là một loại protein có rất nhiều lợi ích và không có nhiều yếu tố tiêu cực. Thêm vào đó, vì người tiêu dùng ngày càng hiểu biết nhiều hơn về nuôi trồng thủy sản, họ nhận ra sự bền vững trong đó.

2) Tăng trưởng nhu cầu thực phẩm chế biến và thực đơn bữa ăn trọn gói đang thúc đẩy tiêu thụ tất cả các sản phẩm chứa protein, bao gồm hải sản.

Thủy sản hầu như có trong thực đơn của các đơn hàng bữa ăn trọn gói như trong chương trình Đầu bếp  Kroger’s Home Chef. Thêm vào đó, nhiều cửa hàng tạp hóa đã thêm các mặt hàng độc đáo vào dịch vụ đồ mang đi như hộp Bento và bát Keto bao gồm cá hồi, ngũ cốc, rau xanh và sushi.

3) Cùng với xu hướng ăn giàu protein, xu hướng ăn hải sản dạng snack (món ăn nhẹ) tiếp tục “nóng”

Trong mấy năm qua, đã xuất hiện một số loại snack tà hải sản trên thị trường như tảo bẹ hun khói và da cá hồi giòn.

Đồ ăn nhẹ có nguồn gốc từ rong biển cũng như cá ngừ túi mang theo ăn liền sẽ tiếp tục bán tốt, nhờ vào sự tiện lợi và lợi ích dinh dưỡng của chúng. Rong biển là một món ăn nhẹ giàu protein và ít cacbonhydrate, ít calo và giàu khoáng chất,  giống như một loại vitamin ăn được.

Cá hồi Alaska tự nhiên muối là một trong những món mới nhất trong phân khúc đồ ăn nhẹ hải sản.

4) Nhu cầu cá hộp chất lượng cao khai thác thủ công đang “nóng”, ở cả các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa.

Thực tế, khó có được sản phẩm vừa tiện lợi vừa chất lượng cao. Vì vậy, dạng sản phẩm đóng hộp là một  thử nghiệm độc đáo, cho người tiêu dùng thử các loài quý hiếm và hương vị ngon từ khắp nơi trên thế giới, bất kể mùa nào. Các cửa hàng tạp hóa sẽ bắt đầu cung cấp nhiều loại cá hộp khác nhau theo nguồn gốc, chủng loại và  hương vị.

5) Các nhà hàng sẽ có xu hướng phục vụ các món khai vị bằng sản phẩm thủy sản mới hoặc thương hiệu mới.

Trứng cá hồi, tôm hùm, cua, ô liu, và cá hồi hun khói là một vài trong số các mặt hàng có thể có trong thực đơn một đĩa hải sản muối charcuterie, những món phổ biến với “pescatarians -  những người ăn kiêng (ăn cá, không ăn thịt)” và các thực khách khác.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC