Tôm Cà Mau lao đao vì dịch bệnh

Doanh nghiệp 21:52 22/04/2020
Từ ngày dịch COVID-19 bùng phát, kinh tế Cà Mau bị tác động lớn ở mọi mặt với mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực; ngành kinh tế chủ lực của tỉnh là xuất nhập khẩu thủy sản cũng không ngoại lệ. Tỉnh Cà Mau đang dồn sức gỡ khó cho con tôm và ngành xuất khẩu.

Khó chung…

Lãnh đạo Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau (CASES) thông tin: “Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, hiện các đơn hàng ảnh hưởng trên 50%, các đơn hàng bị hủy của công ty khoảng 20%”. Ông Lê Quang Khánh, Phó Tổng Giám đốc CASES, nhìn nhận và đưa ra thông tin tham khảo: “Hiện nay, thị trường châu Âu đang “sốc” nhưng khi ổn định lại thì sẽ trở thành cơ hội cho chúng ta phát triển. Cũng giống như thị trường Trung Quốc hiện nay đang dần ổn định lại, thế nhưng để mua tôm trong dân phục vụ chế biến thì không có, do giá tôm giảm cục bộ, hiện bà con bỏ nuôi rất nhiều”.

Công ty vẫn đang duy trì hoạt động, không nhận thêm lao động mới cũng như lao động thất nghiệp từ ngoài tỉnh về. Nhằm phòng chống dịch COVID-19, CASES đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện; cụ thể hóa nghị định của Chính phủ cũng như của tỉnh. Cái khó lớn nhất hiện nay là khâu quản lý công nhân khi ra khỏi công ty, công nhân di chuyển trong và ngoài tỉnh nên rất khó kiểm soát.

“Còn riêng đối với Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tình hình sản xuất kinh doanh có phần ổn định hơn, với số đơn hàng hủy chỉ 10%. Đa phần là kéo dãn hợp đồng ở các thị trường châu Âu và châu Á; hiện kho chứa của công ty cũng đã đầy hàng”, Tổng Giám đốc Công ty Minh Phú Cà Mau, ông Lê Văn Điệp chia sẻ.

Riêng Công ty Minh Phú Cà Mau đã có hơn 6.300 công nhân, chính vì thế công tác phòng chống dịch được lãnh đạo tập đoàn đặc biệt quan tâm. Tập đoàn đã xây dựng phần mềm khai báo y tế riêng cho công nhân, cán bộ và nhân viên; loa phát thanh ở xưởng thì tuyên truyền 24/24 giờ về tình hình dịch bệnh cũng như công tác phòng tránh; thực hiện việc giám sát chéo trong công nhân, nếu phát hiện trường hợp nào tiếp xúc với người nước ngoài về hoặc người về từ vùng dịch sẽ khai báo y tế ngay.

Công ty CP Chế biến Thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường hiện có khoảng 300 công nhân làm việc theo ca. Trong Quý I/2020, sản lượng xuất khẩu tôm công ty giảm khoảng 40% so với năm 2019, đa số là những đơn hàng xuất sang các thị trường châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thực hiện việc phòng chống dịch COVID-19, 100% cán bộ, công nhân viên, người lao động khi đến công ty đều đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và được đo thân nhiệt. Công ty đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, tuyên truyền công nhân, người lao động thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế, chủ động phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng (bên phải) kiểm tra tình hình sản xuất và công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Công ty CP Chế biến Thủy sản Xuất nhập khẩu Minh Cường.

Công ty CP Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (CAMIMEX) tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch COVID-19. Cán bộ, công nhân viên, người lao động công ty thường xuyên khai báo y tế, lưu hồ sơ dịch tễ hàng ngày để theo dõi kịp thời. Công ty bố trí bàn ăn tại bếp ăn tập thể cách xa 2m để đảm bảo phòng, chống dịch. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các đơn hàng công ty đã ký chưa xuất được khoảng 940 tấn, dự kiến đến tháng 6/2020 số đơn hàng giảm khoảng 50%. Lãnh đạo công ty đề xuất có gói hỗ trợ cho vay mới từ phía ngân hàng để tạm trữ nguyên liệu, đảm bảo phục hồi sản xuất nhanh chóng khi dịch bệnh kết thúc.

Cùng gỡ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng đánh giá cao nỗ lực của Công ty CP Chế biến Thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường và CAMIMEX, trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn nhưng vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, đề nghị các công ty cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh, quản lý chặt chẽ công nhân lao động ra vào nhà máy. Tăng cường tuyên truyền để công nhân, lao động chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không tập trung nơi đông người, đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, các công ty cần chủ động thông tin cụ thể những vướng mắc gặp phải, mạnh dạn đề xuất giải pháp để tháo gỡ khó khăn kịp thời các vấn đề liên quan đến thủ tục, xúc tiến thương mại, khai thác thị trường. Qua đó, tỉnh sẽ có kiến nghị Chính phủ hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.

Các công ty thủy sản hiện vẫn đang duy trì hoạt động, không nhận thêm công nhân mới.

Nhận định tình hình, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải băn khoăn: “Hiện nay trong khu vực nhà xưởng thì khó có thể xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo nếu có dịch bệnh xảy ra, bởi lẽ môi trường đó đã được vô trùng rất kỹ lưỡng và đúng quy trình. Vấn đề đáng lo ngại ở đây là ở các nhà ăn cán bộ, nhà ăn công nhân, khu trọ công nhân và nhà ở công nhân… là những nơi dễ lây nhiễm dịch bệnh. Tuyên truyền công nhân sau khi tan ca phải về nhà, không ra khỏi nhà khi không cần thiết, không tập trung đông người…”.

Qua kiểm tra thực tế tại các nhà ăn công nhân, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải yêu cầu các công ty bố trí lại vị trí ngồi ăn sau cho đảm bảo khoảng cách 2m, tránh ngồi trực tiếp khi ăn, khuyến cáo công nhân không nói chuyện cùng nhau khi ăn; các xưởng, tổ cần khuyến khích công nhân khai báo thông tin y tế, từ điện thoại thông minh của công nhân bật chế độ định vị để dễ quản lý hơn; tại các nhà ăn, những trường hợp công nhân không mang khẩu trang thì không phát cơm, nhằm nâng cao ý thức mang khẩu trang nơi công cộng.

Qua buổi kiểm tra, Chủ tịch UBND Nguyễn Tiến Hải yêu cầu hai đơn vị có báo cáo đầy đủ, chính xác và cụ thể nhất tình hình sản xuất kinh doanh của công ty với những đề nghị cụ thể và sát với thực tế. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để lãnh đạo tỉnh Cà Mau có kiến nghị tới Chính phủ, vì sự phát triển của ngành Thủy sản cũng như con tôm Việt, mà Cà Mau là “ thủ phủ” của ngành tôm.

(Theo báo Ảnh Đất Mũi)

Bạn đang đọc bài viết Tôm Cà Mau lao đao vì dịch bệnh tại chuyên mục Doanh nghiệp của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

Châu Âu muốn thúc đẩy sản xuất rong biển

 |  08:30 04/05/2024

(vasep.com.vn) Năm 2019, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã gọi rong biển là 'siêu thực phẩm'. Chứa nhiều yếu tố quan trọng như iốt, vitamin C và sắt, nó có một lợi thế quan trọng mà ngay cả hải sản cũng không thể đánh bại - đó hàm lượng axit béo omega-3 cao. 

Tanzania thiệt hại 5,9 triệu USD do đánh bắt bất hợp pháp trong năm 2019-2023

 |  08:27 04/05/2024

(vasep.com.vn) Tanzania đã chịu tổn thất đáng kể do đánh bắt bất hợp pháp, lên tới khoảng 5,9 triệu USD từ năm 2019 đến năm 2023.

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC