Tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản giảm trong năm 2021

Thị trường thế giới 08:47 15/06/2022
(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Nhật Bản mới đây đã phát hành Báo cáo thủy sản thường niên để đánh giá xu hướng thủy sản của nước này năm 2021 và đặt ra các chính sách mới cho năm 2022.

Báo cáo cho thấy mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Nhật đã giảm trong hai thập kỷ qua: năm 2001 ở mức 40,2 kg, sau đó giảm dần xuống dưới mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người vào năm 2011. Năm 2020 mức này giảm còn 23,4 kg, được báo cáo cho rằng nguyên nhân do người tiêu phải chịu mức giá cao và chi phí nhân công nấu nướng.

Báo cáo cho thấy các nhãn điện tử phổ biến ở Nhật Bản là Hội đồng quản lý biển (MSC), Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) và Nhãn sinh thái biển (MEL). Tính đến cuối tháng 3/2022, MSC đã cấp chứng nhận bền vững cho 12 ngư trường tại Nhật Bản - nhiều gấp đôi năm trước đó - đối với sò điệp, cá ngừ bonito, cá ngừ albacore và hàu. Ngoài ra, 313 doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận Quy trình Giám sát Nguồn gốc (CoC), nhiều hơn 13 doanh nghiệp so với trước đây. ASC đã chứng nhận cho 14 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đang vận hành 81 trại nuôi, đối với hàu, cá cam Nhật Bản cùng với 164 chứng chỉ CoC, tăng lần lượt 1 và 13 doanh nghiệp.

MEL - một chứng nhận của Nhật Bản đã được công nhận Sáng kiến Thuỷ sản Bền vững Toàn cầu (GSSI) vào năm 2019 - đã chứng nhận 14 ngư trường bao gồm cá hồi sockeye, cá thu và nghêu shijimi; cũng như 53 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản bao gồm cá cam Nhật Bản, cá tráp đỏ, cá hồi coho - mức tăng lần lượt là 7 và 12. Các chứng chỉ CoC của tiêu chuẩn đã tăng thêm 42 lên thành 100. Nhìn chung, MEL đã có mức tăng trưởng nhanh hơn MSC ở Nhật Bản.

Lượng hải sản nhập khẩu giảm 2,3% so với năm trước, nhưng tăng 10% về giá trị. Các loài có giá trị nhập khẩu cao nhất lần lượt là cá hồi nước mặn và cá hồi nước ngọt với 13,4%, cá ngừ bonito và các loại cá ngừ khác là 11,6%, tôm là 11,1%, các sản phẩm tôm chế biến là 4,5%, cua ở mức 3,6%, cá tuyết là 3%, và mực ống ở mức 2,9%. Tỷ lệ tương đối không thay đổi nhiều trong vài năm qua ngay cả khi chịu ảnh hưởng của COVID-19.

Các nguồn cung cấp chính của Nhật Bản lần lượt theo tỷ trọng tổng giá trị, Trung Quốc ở mức 18%, Chile là 9,2%, Nga là 8,6%, Mỹ là 8,3%, Na Uy là 6,9%, Việt Nam là 6,7%, Thái Lan là 6,1%, Indonesia là 4,6% và Hàn Quốc là 4,4%.

Các loại hải sản xuất khẩu chính của Nhật Bản gồm sò điệp ở mức 21,2%, cá cam Nhật Bản ở mức 8,2%, cá thu ở mức 7,3%, cá ngừ bonito và các loại cá ngừ khác ở mức 6,8%, ngọc trai ở mức 5,7%, hải sâm chế biến ở mức 5,1%, chả cá ở mức 3,7% và sò điệp chế biến ở mức 2,7%. Thị trường nhập khẩu hàng đầu là Hồng Kông ở mức 22,1%, Trung Quốc ở mức 19,6%, Mỹ là 14%, Đài Loan ở mức 8,9%, Thái Lan là 6,8%, Việt Nam là 6,8% và Hàn Quốc là 5,8%.

Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản đã giảm đều kể từ khi đạt đỉnh vào cuối những năm 1980, do nguồn dự trữ cá mòi (sardine) trong nước sụt giảm và việc hầu hết các nước thực hiện vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Một nguyên nhân khác là do sự suy giảm dân số và thiếu người kế nghiệp trong ngành đánh bắt cá. Kể từ khi ngành thủy sản sụp đổ, cá mòi đã có sự phục hồi nhẹ và giá trị nuôi trồng thủy sản tăng từ khoảng năm 2013 đến năm 2018, làm tăng số liệu tổng thể - nhưng sau đó, các số liệu này lại có xu hướng giảm.

Dữ liệu trong năm đại dịch 2020 cho thấy thu nhập trung bình của một chủ tàu đánh cá tư nhân giảm khoảng 30% so với năm trước đó xuống chỉ còn 1,35 triệu yên (10.078 USD, 9.383 EUR) - bao gồm cả thu nhập ngoài nghề cá. Trung bình một công ty vận hành một tàu đánh cá hoặc cơ sở chế biến cá vào năm 2020 bị lỗ 9,58 triệu yên (71.482 USD, 67.305 EUR), bao gồm cả thu nhập từ ngoài nghề cá. Nuôi trồng thủy sản có kết quả tốt hơn với các nhà khai thác tư nhân kiếm được trung bình 5,27 triệu yên (39.322 USD, 37.025 EUR).

Chi phí nhiên liệu đã tăng nhanh chóng đã khiến chính phủ phải trợ cấp giá. Sau khi giảm xuống khoảng 60 yên (45 USD, 42 EUR) mỗi lít vào năm 2020, dầu nặng đã tăng lên 109,1 yên (81 USD, 77 EUR) vào tháng 3/2022.

Lực lượng lao động ngành thủy sản đang bị thu hẹp, mặc dù tỷ lệ lao động từ 39 tuổi trở xuống có xu hướng tăng rất chậm khi người cao tuổi nghỉ hưu. Năng suất trên mỗi lao động đã có hai bước tăng đáng kể: năm 2006 và 2007, ngành đánh bắt thủy sản ven biển có sản lượng khai thác mạnh, và từ năm 2013 đến 2016, doanh thu nuôi trồng thủy sản tăng trước khi có xu hướng giảm nhẹ.

Chính phủ đang cố gắng khuyến khích tăng năng suất trong dài hạn bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và phương tiện bay không người lái vào nghề cá. Một ứng dụng cấp thiết là báo cáo kỹ thuật số theo thời gian thực về dữ liệu đánh bắt bằng máy tính bảng với việc sử dụng các tính toán Năng suất bền vững tối đa (MSY). Trước đây, dữ liệu được tích lũy ở cấp địa phương trên giấy, vào thời điểm dữ liệu được số hóa và phân tích, các nhà quản lý nghề cá thường làm việc từ dữ liệu của năm trước.

Đối với nuôi trồng thủy sản sẽ thực hiện giám sát môi trường và chuyển tiếp thông tin tự động, chẳng hạn như về thủy triều đỏ. Máy cho ăn tự động cũng sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để tối ưu hóa chi phí thức ăn và tỷ lệ chuyển đổi.

Trong đánh bắt thủy sản, việc giám sát các điều kiện biển, chẳng hạn như bằng phao được trang bị cảm biến, sẽ dự đoán các ngư trường tốt nhất và các tuyến đường tiết kiệm năng lượng.

Trong hoàn cảnh số lượng ngư dân giảm, chính phủ khuyến khích sáp nhập các hợp tác xã nghề cá địa phương để duy trì số lượng thành viên hoạt động tối thiểu. Số hợp tác xã thủy sản được hợp nhất đã tăng vọt vào năm 2020 lên 63, sau thời gian tạm lắng khi sáp nhập trong thập kỷ trước.

Về mặt phân phối, số lượng chợ đầu mối tại các cảng cá ổn định nhưng lượng hàng hoá bán qua chợ đầu mối tại các khu vực tiêu thụ ngày càng giảm do nhiều người mua như chuỗi nhà hàng, siêu thị đến mua trực tiếp.

Chế biến hải sản đã giảm trong hai thập kỷ, do sản lượng khai thác nguyên liệu thô trong nước thấp hơn. Chính phủ đang định hướng các sản phẩm thủy sản phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách quảng bá những sản phẩm tiện lợi, dễ ăn và ít mùi tanh. Một ví dụ có thể là nước xốt cá không xương được đóng gói trong một túi lọc.

Theo quy tắc chung, tất cả các doanh nghiệp thực phẩm, bao gồm cả các nhà chế biến thủy sản, phải được chứng nhận HACCP trước tháng 6/2021 và chính phủ đã hỗ trợ cải tạo các cơ sở cần thiết để đạt được điều này. Tính đến cuối tháng 3/2022, số nhà máy chế biến thủy sản đã được chứng nhận xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) là 101 nhà máy và sang Mỹ là 538.

Nhật Bản cũng đang trong quá trình chuyển đổi nhiều loài từ hệ thống quản lý tổng nỗ lực cho phép (TAE) (ví dụ: thiết lập loại thiết bị và độ dài mùa vụ) sang hệ thống tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TAC). Để làm được điều này cần có nhiều đánh giá tài nguyên hơn - bao gồm thiết lập MSY cho nhiều loài hơn. Trong năm tài chính 2021, số lượng loài cá được đánh giá nguồn lợi tăng từ 119 lên 192, sau đó chúng được phân loại theo tình trạng trữ lượng cao, trung bình hoặc thấp.

Tình trạng thấp chiếm 56%, bao gồm lươn biển, cá quế, cá mú bảy sọc và cá nóc hổ. 18% các loài ở trạng thái cao bao gồm cá mòi, cá tuyết Thái Bình Dương, cá thu Tây Ban Nha và mực mũi tên.

Nhật Bản cũng sẽ phân bổ hạn ngạch tàu cá nhân như đã thực hiện đối với cá thu và cá thu vạch , cá mòi ở Hokkaido, và cá ngừ vây xanh cỡ to. Từ năm tài chính 2022, hạn ngạch riêng lẻ sẽ được áp dụng cho các loài mũi nhọn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản lựa chọn. Về nguyên tắc, từ năm 2023, IQ sẽ được áp dụng cho tất cả các loài mục tiêu do TAC quản lý.

Các chính sách cho năm tài chính 2022 bao gồm:

  • Đối với quản lý nguồn lợi thủy sản: Tăng cường khảo sát và đánh giá trữ lượng, thúc đẩy chương trình quản lý mới, kiểm soát săn bắt trộm và quản lý thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
  • Phát triển công nghiệp: Nâng cấp tàu cá và xây dựng nghề nuôi trồng thủy sản. Phát triển cảng cá để hỗ trợ xuất khẩu.
  • Hồi sinh các làng chài: Tăng cường quản lý các hợp tác xã nghề cá và thể hiện vai trò đa dạng của ngành ngư nghiệp và làng chài, chẳng hạn như bảo tồn hệ sinh thái.
  • Phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản: Sử dụng công nghệ đánh bắt thông minh và giảm lượng khí thải carbon.

Mỹ Hạnh (Theo seafoodsource)

 

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Việt Nam quyết tâm cao gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" IUU trong năm 2024

 |  08:42 01/07/2024

(vasep.com.vn) Ngày 24/6/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 275/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trung Quốc giảm tiêu dùng hải sản cao cấp

 |  08:40 01/07/2024

(vasep.com.vn) Những bất ổn về kinh tế và căng thẳng địa chính trị gần đây đã khiến người dân Trung Quốc phải thắt chặt chi tiêu, đặc biệt các mặt hàng xa xỉ, bao gồm hải sản cao cấp.

Vĩnh Long: Diện tích nuôi cá tra công nghiệp tăng nhẹ nửa đầu năm

 |  08:36 01/07/2024

(vasep.com.vn) Trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi cá tra công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long là 370,8 ha, tăng 0,11% hay tăng 0,4 ha so với cùng kỳ. Tình hình XK cá tra vẫn chưa ổn định, ảnh hưởng tới hoạt động thu mua cá tra nguyên liệu của DN và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động nuôi cá tra của tỉnh.

HEADWAY JSC tăng trưởng phi mã sản lượng vận chuyển mực, bạch tuộc sang Mỹ

 |  10:10 29/06/2024

Trong nửa đầu năm 2024, Headway ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ. Cụ thể, thị trường này tăng 596,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Đài Loan trước đó là thị trường dẫn dầu, giảm 60,11% so với giai đoạn cùng kỳ.

Giá bán lẻ cá tươi và thủy sản có vỏ tại Mỹ giảm trong tháng 5/2024

 |  08:31 28/06/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo tháng 5 của 210 Analytics, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Florida, giá bán lẻ trung bình theo pound cho hải sản tại Mỹ giảm là nhờ sự dẫn đầu của cá thịt tươi và động vật có vỏ. So với ngành hàng thực phẩm và đồ uống nói chung, giá hải sản này có mức lạm phát thấp hơn đáng kể.

Peru: Sản lượng khai thác cá cơm tăng trong tháng 4/2024

 |  08:30 28/06/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, nền kinh tế Peru tăng trưởng 5,28%, chủ yếu nhờ lĩnh vực thủy sản bùng nổ với mức tăng trưởng 158%. Sau 14 tháng kết quả tiêu cực, lĩnh vực sản xuất cũng ghi nhận mức tăng trưởng.

Giá thủy sản sụt giảm tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 |  08:25 28/06/2024

(vasep.com.vn)  Yếu tố thị trường đang chi phối giá XK và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu của các thị trường hồi phục chậm, trong khi cạnh tranh các nguồn cung lại tăng, nên giá XK đi hầu hết các thị trường đều giảm. Trong tháng gần đây nhất là tháng 5, tôm là mặt hàng bị tác động giảm giá rõ rệt nhất, nên XK đã giảm 2,3%, trong đó riêng tôm chân trắng giảm 7%, tôm sú giảm 6%. Các sản phẩm khác như chả cá, surimi cũng bị áp lực cạnh tranh về giá nên giảm sâu 25% trong tháng 5 và lũy kế 5 tháng đầu năm giảm 15%.

Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

 |  16:54 27/06/2024

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

Nhiều tiềm năng cho sản xuất protein thay thế trong thức ăn thủy sản

 |  08:51 27/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu hút được nguồn tài trợ mới đáng kể, Enifer và Kuehnle Biosciences đang hướng tới việc đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực thay thế thức ăn thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2024, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do XK mực giảm 5%. XK nhóm sản phẩm này sang các thị trường chính phần lớn đều giảm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC