Năm 2030 sản lượng cá tra 2.000.000 tấn và phế phụ phẩm cá tra là 1.300.000 tấn
Theo các đề án phát triển đã được phê duyệt, đến năm 2030, sản lượng tôm nước lợ 1.300.000 tấn và sản lượng cá tra 2.000.000 tấn. Khi đó, sản lượng phế phụ phẩm tôm nước lợ là 650.000 tấn (50% của tổng sản lượng tôm) gồm đầu và vỏ tôm, với giá bán trung bình hiện nay 3 - 4 triệu đồng/tấn thì giá trị là 1.950 - 2.600 tỷ đồng, tương đương 78 - 104 triệu USD. Sản lượng phế phụ phẩm cá tra 1.300.000 tấn (65% của tổng sản lượng cá tra), với giá trung bình hiện nay 8 - 10 triệu đồng/tấn thì giá trị là 10.400 - 13.000 tỷ đồng, tương đương 416 – 520 triệu USD.
Năm 2030, tiềm năng có thể sản xuất thực phẩm từ đầu tôm 490.000 tấn; Thịt vụn, dè và dạ dày cá tra 100.000 tấn; Mỡ cá tra 150.000 tấn. Tiềm năng có thể sản xuất thức ăn chăn nuôi từ vỏ tôm 146.000 tấn; Đầu xương và nội tạng cá 900.000 tấn/năm. Tiềm năng chế biến phục vụ các ngành y, dược, mỹ phẩm, công nghiệp khác từ đầu vỏ tôm 147.000 tấn; Da, bong bóng cá 80.000 tấn. Tiềm năng đầu tư chế biến sâu từ phế phụ phẩm là rất lớn.
Đối với phế phụ phẩm tôm, một ký đầu tôm bán thô làm thức ăn gia súc giá chỉ khoảng 2.000 đồng; Dùng để sản xuất bột tôm, muối tôm, giá 100.000 đồng. Còn nghiên cứu ra chất chitosan dùng làm màng bọc thực phẩm, nhựa nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác thì giá bán đến 400 - 500 USD/kg; sử dụng trong ngành y tế như băng y tế, tái tạo da nhân tạo thì giá lên tới 1.000 USD/kg. Hiện tại trên cả nước, đầu vỏ tôm chủ yếu chế biến khô dùng cho chăn nuôi với giá bán chỉ 30.000 – 40.000 đồng/kg. Cả nước mới có 1 – 2 cơ sở quy mô công nghiệp chế biến chitine và chitosan với công suất một năm vài trăm tấn sản phẩm.
Còn rất nhiều sản phẩm để lựa chọn đầu tư phát triển, tạo ra giá trị cao hơn so với làm khô dùng cho chăn nuôi. Đó là, chế biến đầu tôm khô làm thực phẩm (bột đầu tôm, bột hương vị tôm…); Chế biến chitosan và chitin dùng cho các ngành y, dược, mỹ phẩm, ngành nông nghiệp và công nghiệp sợi; Chế biến phân bón hữu cơ cao cấp, dịch tôm thủy phân và các sản phẩm khác.
Với phế phụ phẩm cá tra, hiện nay trên 60% được sản xuất bột cá. Bình thường một ký phế phụ phẩm cá tra được 0,2 kg dầu cá thô và 0,3 kg bột cá có giá bản thấp, lợi nhuận khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg nguyên liệu. Nếu đầu tư cơ sở chế biến hiện đại có công nghệ tiên tiến để chế biến các sản phẩm cao cấp về y dược, mỹ phẩm, thực phẩm ăn liền (Giò chả, gelatin, collagen, dầu cá tinh chế,….) sẽ cho hiệu quả cao hơn nhiều lần. Đó là chế biến ra thực phẩm làm sẵn, ăn liền từ thịt vụn và da cá (giò, chả, snack,..); dầu cá tinh luyện cao cấp có hàm lượng omega 3 cao từ mỡ cá; Gelatin, collagen từ da cá dùng cho ngành y dược, mỹ phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng; Phân hữu cơ cao cấp và các sản phẩm khác.
Chế biến sản phẩm cao cấp thì thị trường tiêu thụ mở rộng. Với thị trường nội địa, hầu hết các sản phẩm chế biến từ phế phụ phẩm tôm và cá tra đều được tiêu thụ vì có hàm lượng protein cao để làm ra các sản phẩm cung cấp cho nhiều lĩnh vực khác nhau; góp phần thay thế hàng nhập khẩu hiện nay. Về thị trường xuất khẩu, là một trong những nước dẫn đầu thế giới về cá tra và tôm nước lợ nên Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng tôm nước lợ 1.300.000 tấn và trong chế biến sẽ có 650.000 tấn phế phụ phẩm là đầu, vỏ tôm
Trước đây dầu cá tra xuất đi Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan dưới dạng thô với giá bán thấp; nếu chế biến ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như colagen, gelatin, chitine và chitosan, dầu cá tinh chế cao cấp… sẽ có nhiều thị trường tiêu thụ, mang về nhiều ngoại tệ.
Tôm nước lợ và cá tra là 2 mũi nhọn phát triển ngành thủy sản từ nay đến năm 2030, nên lĩnh vực chế biến phế phụ phẩm có nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định với sản lượng hàng triệu tấn. Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, WTO và đã ký 13 Hiệp định thương mại tự do với các nước. Nhu cầu thủy sản của thị trường thế giới đặc biệt lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU và xu hướng ngày càng tăng.
Thị trường nội địa có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm từ chế biến phế phụ phẩm ngày càng tăng cả về số lượng và đòi hỏi cao về chất lượng. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm chế biến từ phế phụ phẩm dần được người tiêu dùng chấp nhận với hệ thống thương mại siêu thị phát triển.
Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển, tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn lực quan trọng khác để đầu tư chế biến sâu, tinh phế phế phụ phẩm thủy sản thành sản phẩm cao cấp. Phát huy được những điểm mạnh về lợi thế so sánh của tôm nước lợ và cá tra. Tốc độ phát triển ngành hàng 3-5%/năm, đặc biệt ở những vùng trọng điểm như ĐBSCL, Đông Nam Bộ; có nhiều trang trại nuôi tôm và cá tra lớn.
Thực tế, trên 750 cơ sở quy mô công nghiệp có đủ năng lực chế biến các loại thủy sản khác nhau; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ tiên tiến chế biến sâu sản phẩm tôm và cá tra tạo giá trị gia tăng cao. Đã hình thành hệ thống phân phối, tiêu thụ phế phụ phẩm để tạo ra các sản phẩm phong phú. Lượng phế phụ phẩm có tiềm năng lớn và ngày càng tăng, việc tái chế sẽ nâng cao giá trị sản phẩm. Tái sử dụng phế phẩm còn giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, góp phần hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững.
Ngành chế biến phế phục phẩm tôm và cá tra cũng đang đối diện nhiều thách thức.
Trước triên là những điểm yếu của nội tại ngành. Ngoài khu vực ĐBSCL ra, còn các khu vực khác của đất nước thì quy mô sản xuất tôm, cá còn nhỏ lẻ, chưa thật sự hình thành một ngành theo hướng hiện đại. Cơ sở hạ tầng logistics phục vụ cho sản xuất, chế biến và phân phối lưu thông phế phụ phẩm tôm và cá tra còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chi phí dịch vụ cao nên giá bán cao, hao hụt lớn, chất lượng giảm nhanh.
Cơ sở chế biến phế phụ phẩm phần lớn quy mô nhỏ và vừa, nguồn vốn hạn hẹp nên năng lực cạnh tranh thấp. Các nguồn lực khác (công nghệ, nhân lực, năng lực quản trị và hội nhập) còn kém đã hạn chế đến quá trình đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, hiệu quả thấp. Thiếu chiến lược phát triển nên đầu tư còn dàn trải.
Phế phụ phẩm tôm và cá tra rất dễ hỏng do hàm lượng protein và mỡ cao cần chế biến trong thời gian ngắn. Khối lượng lại cồng kềnh, cần diện tích trữ lớn để thu gom. Hàm lượng nước cao gây khó khăn trong vận chuyển, bảo quản. Giá đầu ra của sản phẩm nhìn chung biến động lớn và không ổn định.
Còn có những thách thức về tư duy, quản lý và cạnh tranh. Nhận thức chung của cộng đồng (kể cả doanh nghiệp) chưa cao, phần đông vẫn xem phế phụ phẩm là thứ thải loại, có giá trị thấp nên chưa quan tâm đầu tư. Trong lúc, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với mặt hàng phế phụ phẩm chế biến của thị trường ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Khi thị trường mở rộng, các công ty của nước ngoài cũng sẽ có cơ hội thuận lợi thâm nhập thị trường trong nước, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đối phó với nguy cơ mất thị trường trên sân nhà.
Không thể không kể đến khó khăn về khách quan mà lớn nhất là biến đổi khí hậu. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, đe dọa sản xuất thủy sản, ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu phục vụ chế biến.
Những thách thức này kỳ vọng sẽ được hóa giải trong nỗ lực phát huy các cơ hội khai thác tiềm năng thế mạnh, đem lại lợi ích to lớn.
Theo Báo Tép bạc
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.
(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.
(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn