Thương mại cá thịt trắng EU – Nga gặp nhiều khó khăn – liệu sẽ có lệnh cấm?

Thị trường thế giới 08:52 24/03/2022
(vasep.com.vn) Liên quan đến xung đột giữa Nga – Ukraine, hoạt động thương mại giữa EU và Nga bị suy giảm nghiêm trọng do những động thái nhằm chống lại Nga từ phía EU. Hệ quả là các vấn đề về thanh toán, thuế suất, chi phí nhiên liệu gia tăng và khó khăn trong tìm kiếm nhà cung ứng thay thế liên tục nảy sinh.

Thương mại cá thịt trắng EU – Nga gặp nhiều khó khăn – liệu sẽ có lệnh cấm?

Ủy ban châu Âu mới đây đã công bố gói biện pháp hạn chế thứ tư nhằm chống lại Nga, và một lần nữa, nhập khẩu cá thịt trắng không nằm trong danh sách các sản phẩm bị ảnh hưởng.

Mặc dù ngành chế biến cá châu Âu đã thoát khỏi tác động trực tiếp, vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn và rủi ro tiềm ẩn trong các chuỗi cung ứng. Tình hình có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu vấn đề ở Ukraine vẫn tiếp diễn, theo các thành viên của cơ quan đại diện ngành AIPCE-CEP .

Ông Guus Pastoor, chủ tịch AIPCE-CEP, phát biểu: “Thay đổi diễn ra hàng ngày - chúng tôi hiện có lệnh cấm của Hoa Kỳ và Anh đối với hàng nhập khẩu từ Nga, song chưa rõ chi tiết về các lệnh cấm này; có phải lệnh cấm được áp đặt lên các mặt hàng xuất xứ từ Nga, hay có các quy định cụ thể đối với cá được chế biến ở các nước khác?"

Thông cáo tương tự của EU xác nhận rằng các mặt hàng của Nga đã bị tước bỏ cơ chế 'tối huệ quốc'. AIPCE-CEP đang xem xét những tác động mà quyết định này có thể gây ra cho các doanh nghiệp chế biến.

Quyết định này dẫn đến nhiều bất ổn trên thị trường, đồng nghĩa với việc các công ty cần đánh giá chiến lược tìm nguồn cung ứng của họ. Không có nhiều lựa chọn thay thế trong ngắn hạn. Chỉ có một số lượng hạn chế thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường và Nga là một trong số các nguồn cung đó.

Ông Guus Pastoor cho rằng, rất khó để có thể đưa ra dự đoán vào lúc này.

Không có lệnh cấm, nhưng có rất nhiều vấn đề nảy sinh

Tổ chức này tuyên bố, ngay cả khi không có lệnh cấm, hoạt động thương mại liên quan đến Nga vẫn bị suy giảm nghiêm trọng và giảm đáng kể về khối lượng.

AIPCE-CEP đánh giá, các thương vụ tôm vào thị trường Nga đã bị đình trệ hoặc ngừng hoạt động; nhập khẩu cá tuyết, cá minh thái Alaska và cua từ Nga cũng bị cản trở. Bên cạnh đó, thương nhân bắt đầu tìm kiếm các thị trường thay thế, đặc biệt là EU.

Theo Mike Turenhout, một nhà phân tích thị trường thủy sản, đã có những khó khăn trong nhập khẩu cá tuyết của Nga do các vấn đề liên quan đến đánh bắt bất hợp pháp và giấy chứng thư vệ sinh. "Rất khó để giải quyết các vấn đề này do sự vắng mặt của các nhà chức trách ở Nga, dẫn đến ách tắc ở biên giới."

Việc thu xếp các khoản thanh toán cho các nhà xuất khẩu của Nga cũng gặp khó khăn kể từ khi nước này bị loại khỏi hệ thống ngân hàng của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT). Turenhout nói thêm rằng, việc hoàn thành các khoản thanh toán này sẽ trở nên "ngày càng khó khăn hơn" nếu đồng rúp tiếp tục giảm giá trị.

Nhiều nhà bán lẻ trên khắp EU cũng đã bắt đầu loại bỏ các sản phẩm của Nga khỏi kệ hàng của họ - ngay cả khi không có yêu cầu về mặt pháp lý. Cả Turenhout và Poul Jensen, Giám đốc Hiệp hội Thủy sản Đan Mạch, đều xác nhận rằng, động thái này cũng đã diễn ra tại các chuỗi bán lẻ ở Hà Lan và Đan Mạch.

Turenhout  cho hay, đã có những tín hiệu đầu tiên cho thấy thị trường bán lẻ và các thương hiệu lớn không muốn liên kết với các sản phẩm của Nga như cá tuyết Nga.Không chỉ ở Anh, xu hướng này cũng đang lan rộng ra toàn EU, và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian tới.

Chi phí nhiên liệu tăng cũng đang trở thành một mối lo ngại đối với hoạt động đánh bắt của EU. Pastoor xác nhận rằng, “một số lượng lớn" tàu cá đã không ra khơi trong tuần gần đây, gây thêm áp lực lên nguồn cung vốn đã bị hạn chế do sụt giảm trong nhập khẩu của Nga.

Chi phí nhiên liệu tăng cũng đang trở thành một vấn đề, gây áp lực cho các hoạt động đánh bắt của EU; Pastoor xác nhận rằng "một số lượng đáng kể" tàu đã không ra khơi trong tuần này, gây thêm áp lực lên nguồn cung vốn đã bị hạn chế do nhập khẩu của Nga sụt giảm.

Để đáp lại, AIPCE-CEP đã gợi ý rằng, các quy định về thuế quan và phi thuế quan của EU nên được xem xét do tính linh hoạt cho phép các nhà chế biến đang tìm kiếm giải pháp cho chuỗi cung ứng của họ có thể đàm phán với các nước thứ ba.

Tổ chức này cũng đã đưa ra các đề xuất để cải thiện hiệu quả của các nguồn cung khi tình trạng thiếu hụt ngày càng rõ rệt.

Một trong số đó đề xuất cơ quan thú y kiểm soát biên giới nên có hướng giải pháp để tránh tình trạng giữ tàu quá hạn giao kèo đối với các container lạnh chở nguyên liệu từ các nước thứ ba. Tổ chức này cũng khuyến nghị chấp nhận các bản sao giấy chứng thư vệ sinh cho hàng hóa Nga thay cho bản gốc, vì không có gì đảm bảo rằng những giấy chứng nhận này sẽ được giao đúng hạn bởi những người giao hàng ngày càng không đáng tin cậy.

Theo AIPCE-CEP, nhập khẩu dầu hướng dương cũng là một mối quan ngại khác, vì nguồn cung chỉ đảm bảo đáp ứng từ 4 đến 6 tuần ở EU do Ukraine ngừng cung cấp.

Các nhà chế biến hiện đang sử dụng dầu hướng dương có thể cần phải chuyển sang sử dụng các loại dầu thay thế, kéo theo yêu cầu thay đổi nhãn mác tốn nhiều thời gian, khiến sản xuất có thể sẽ phải tạm dừng.

Do đó, AIPCE-CEP cũng kêu gọi miễn trừ tạm thời đối với quy định ghi nhãn thực phẩm của EU trong trường hợp ngoại lệ.

"Xung đột đã kéo theo rất nhiều vấn đề kỹ thuật mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết", Jensen nói. "Sự linh hoạt từ phía các nhà chức trách là cần thiết và chúng tôi đang có các cuộc thảo luận để giải quyết những vấn đề kỹ thuật này."

‘Rất khó, nếu không muốn nói là không thể’ thay thể nhập khẩu từ Nga

Theo số liệu mới nhất của AIPCE-CEP, nhập khẩu trực tiếp từ Nga chiếm 17% cá tuyết của EU, 19% cá minh thái Alaska và 19% nguồn cung cá tuyết của nước này. Nhập khẩu cá đánh bắt của Nga đã qua chế biến lại ở Trung Quốc chiếm hơn 11% tổng số cá tuyết, 3% cá tuyết chấm đen và 37% nguồn cung cấp cá minh thái Alaska của khối EU.

Cá minh thái Alaska đang được quan tâm đặc biệt do phụ thuộc vào nguồn cung của Nga, theo đó 55% lượng cá minh thái của EU xuất xứ từ Nga. Jensen cho rằng, việc thay thế cá minh thái và cá tuyết từ các nhà cung cấp khác sẽ là "khó khăn, nếu không muốn nói là không thể".

Turenhout cũng giải thích rằng, không có giải pháp dễ dàng cho vấn đề liên quan đến cá minh thái.

Nếu Nga sa sút, thì trọng tâm duy nhất là nguồn cung của Mỹ và sẽ có nhiều thách thức. Sản lượng cá minh thái Alaska trong năm nay không cao như mong đợi và cũng sẽ không giúp ích được gì cho tình hình.

"Thị trường Đức là một thị trường đặc biệt quan trọng đối với cá minh thái Alaska; Có những thách thức trong việc đảm bảo cung ứng đủ cho ngành công nghiệp chế biến và cho người tiêu dùng cuối cùng."

Theo đánh giá tác động riêng biệt từ AIPCE-CEP, cũng không có sự thay thế hiệu quả cho cá minh thái trong ngắn hạn hay dài hạn.

Tổ chức này cho biết, bất kỳ lệnh cấm nào đối với nhập khẩu cá tuyết, cá tuyết chấm đen hoặc cá minh thái đều có thể gây ra những vấn đề về việc làm ở một số quốc gia .

Theo Turenhout, quyết định có nên áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu cá thịt trắng của Nga hay không sẽ là một câu hỏi bỏ ngỏ, liên quan đến việc liệu các nhà nhập khẩu có tiếp tục nhập thêm mặt hàng này hay không.

"Tôi không chắc lắm; những gì tôi biết là việc các nhà chế biến gặp khó khăn trong thuyết phục khách hàng và người tiêu dùng rằng họ cũng cần phải trả giá nguyên liệu cao hơn", ông nói. "Hiện tại, tôi không biết liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có mức thuế nhập khẩu cao hơn hay không".

Jensen nói thêm rằng điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức thuế. Nếu có một lệnh cấm hoàn toàn, rõ ràng chúng ta cần phải dừng lại, nhưng nếu mức thuế được đưa ra dưới 20%, chắc chắn thị trường sẽ thích nghi với các tình huống mới.

Khánh Linh

thuong mai ca thit trang eu - nga lenh cam nhap khau nhap khau ca tuyet nhap khau ca minh thai alaska

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay

 |  10:17 06/05/2024

(vasep.com.vn) Quý đầu năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình XK cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý 3 năm nay kéo theo xu hướng giá XK sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.

EU chi 3,7 tỷ USD cho Quỹ bảo vệ đại dương

 |  10:05 06/05/2024

(vasep.com.vn) Tại “Hội nghị Đại dương của chúng ta 2024” diễn ra tại Hy lạp, đại diện EU tuyên bố sẽ chi 3,7 tỷ USD để bảo vệ đại dương, thúc đẩy tính bền vững, quá trình chuyển đổi xanh thông qua một loạt sáng kiến trong năm 2024.

Anh kiểm tra biên giới các sản phẩm thực phẩm tươi sống của EU

 |  09:37 06/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 30/ 4, Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống nhập từ EU vào nước này - hơn 4 năm sau khi nước này rời khỏi khối thông qua Brexit.

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

Châu Âu muốn thúc đẩy sản xuất rong biển

 |  08:30 04/05/2024

(vasep.com.vn) Năm 2019, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã gọi rong biển là 'siêu thực phẩm'. Chứa nhiều yếu tố quan trọng như iốt, vitamin C và sắt, nó có một lợi thế quan trọng mà ngay cả hải sản cũng không thể đánh bại - đó hàm lượng axit béo omega-3 cao. 

Tanzania thiệt hại 5,9 triệu USD do đánh bắt bất hợp pháp trong năm 2019-2023

 |  08:27 04/05/2024

(vasep.com.vn) Tanzania đã chịu tổn thất đáng kể do đánh bắt bất hợp pháp, lên tới khoảng 5,9 triệu USD từ năm 2019 đến năm 2023.

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC