Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề nghị Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm đối với hải sản Nhật Bản.
Lệnh này được áp dụng cách đây 1 năm, ngay sau khi nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima được xả ra biển ngày 25/8/2023.
Theo Thủ tướng Kishida, lệnh cấm của Trung Quốc không dựa trên bằng chứng khoa học do đó cần được dỡ bỏ ngay lập tức. Ông cho biết trong vòng 1 tuần sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng để thảo luận về phản ứng đối với lệnh cấm của Trung Quốc, trước khi Nhật Bản biên soạn các biện pháp kinh tế vào mùa Thu.
Bên cạnh đó, ông Kishida cam kết sẽ thúc đẩy việc sửa đổi luật để mở rộng hỗ trợ cho các tàu đánh cá.
Thủ tướng Kishida cho biết ông đã theo dõi quy trình kiểm tra để phát hiện các vật liệu phóng xạ trong hải sản tại một chợ cá địa phương, thậm chí đã ăn thử cá ngừ và tôm Ise để chứng minh độ an toàn của các sản phẩm này.
Ngành thủy sản tại tỉnh Fukushima đã gặp khó khăn do lệnh cấm toàn diện của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ra các quốc gia ngoài Trung Quốc, trong đó có cả các quốc gia ở Bắc Mỹ và Đông Nam Á, tuy nhiên vẫn khó bù đắp được lượng thiếu hụt trong xuất khẩu sang nước láng giềng.
Bất chấp những nỗ lực của Nhật Bản, Trung Quốc vẫn phản đối việc xả nước nhiễm xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1, nơi xảy ra rò rỉ phóng xạ sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011.
Cách đây 1 năm, Nhật Bản bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy này ra Thái Bình Dương.
Tính đến nay, công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã xả hơn 60.000 tấn nước nhiễm xạ đã qua xử lý bằng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS), qua đó loại bỏ hầu hết các chất gây ô nhiễm, ngoại trừ tritium - một chất tương đối ít độc hại.
Quyết định xả nước ra biển được Chính phủ Nhật Bản đề xuất hồi tháng 4/2021, nhằm xử lý lượng nước nhiễm xạ đã qua xử lý và lưu trữ trong các bể chứa tại nhà máy nhằm giải phóng không gian, hỗ trợ quá trình ngừng hoạt động của tổ hợp hạt nhân dự kiến sẽ kéo dài hàng thập kỷ.
Việc xả nước vẫn tiếp tục được thực hiện bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc và ngành thủy sản địa phương.
Theo Chính phủ Nhật Bản, kể từ khi bắt đầu xả nước, không phát hiện có bất kỳ bất thường nào trong quá trình giám sát nước biển xung quanh nhà máy, kể cả nồng độ chất phóng xạ tritium./.
( Theo baocaovien.vn )
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.
Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…
Thủy sản Vĩnh Hoàn (mã cổ phiếu VHC) vừa cho biết kim ngạch xuất khẩu của công ty sang 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, EU, Trung Quốc trong tháng 11/2024 tăng trưởng từ 32% - 40% so với cùng kỳ năm 2023.
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn