Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tìm hiểu, tuân thủ và thích ứng với các tiêu chuẩn xanh trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh EU, ngày 16/11, tại Hà Nội, Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo "Thỏa thuận Xanh EU - Tác động tới xuất khẩu của Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần biết".
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, là thị trường có sức mua lớn nhất toàn cầu, EU nằm trong top đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn làm suy giảm tạm thời nhu cầu của thị trường này nhưng EU vẫn là thị trường đầy tiềm năng với xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI, phát biểu tại sự kiện |
EU cũng là khu vực đi đầu thế giới trong các nỗ lực chuyển dịch xanh và trung hòa phát thải, đặc biệt là trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh EU (EGD) - gói các sáng kiến chính sách xanh bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế của EU, với các tác động trực tiếp tới hàng hóa nhập khẩu vào EU. Vì vậy, những động thái của EU trong việc chuyển đổi xanh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của Việt Nam.
Thỏa thuận Xanh EU (EGD) là chương trình tổng thể và dài hạn của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050. Được thông qua ngày 15/1/2020, EGD định hình chiến lược của EU để đạt mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (trung hòa về phát thải) và trở thành khu vực kinh tế sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên vào năm 2050. |
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI), mặc dù EDG là chính sách áp dụng trong nội bộ EU nhưng lại có tác động tới các nước xuất khẩu vào EU, trong đó có Việt Nam.
Trong đó, có 2 nhóm chính sách xanh trong khuôn khổ thỏa thuận này có tác động tới sản xuất xuất khẩu từ Việt Nam vào EU. Đó là các chính sách áp dụng cho hàng hóa giao dịch, sử dụng, tiêu dùng thải bỏ tại EU, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào EU. Hai là các chính sách áp dụng cho hàng hóa sản xuất tại EU dẫn tới bất cân bằng với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào EU vốn không phải chịu các chính sách tương tự. EU áp dụng chính sách tương ứng cho hàng hóa nhập khẩu để tái lập cân bằng.
Với các chính sách xanh được nhận diện tới thời điểm hiện tại của EDG, có 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động mạnh nhất từ quá trình chuyển đổi xanh ở thị trường EU trong thời gian tới.
Cụ thể bao gồm: sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, máy móc thiết bị, linh kiện liên quan; nông sản (đặc biệt là cà phê, điều, hạt tiêu, cacao, thịt,…), thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ; thực phẩm các loại (đặc biệt là thực phẩm hữu cơ); dệt may, giày dép; các loại hóa chất, phân bón, pin, ắc quy; sắt thép, nhôm, xi măng; bao bì của các loại sản phẩm (nhất là bao bì thực phẩm, hóa chất…)
Chia sẻ về tác động của EDG tới xuất khẩu của Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, các chính sách xanh nói trên gia tăng các tiêu chuẩn “xanh, bền vững” đối với hàng hóa xuất khẩu (các tiêu chuẩn kỹ thuật xanh mới, hoặc sửa đổi, nâng cấp yêu cầu hoặc mở rộng diện áp dụng của các tiêu chuẩn hiện có).
Nhóm tiếp theo là các quy định gia tăng trách nhiệm tài chính của nhà sản xuất cho các mục tiêu “xanh, bền vững” (dưới dạng các khoản phí bổ sung phải nộp, các loại chứng chỉ trung hòa carbon phải mua…).
Cuối cùng là các đòi hỏi tăng thêm về thủ tục khai báo thông tin, về trách nhiệm giải trình khi nhập khẩu (ví dụ về nguồn gốc xuất xứ đất trồng, về lượng carbon phát sinh trong quá trình sản xuất trên đơn vị sản phẩm…), hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về các khía cạnh “xanh, bền vững” của sản phẩm cho người tiêu dùng (ví dụ về ghi nhãn, về hộ chiếu số cho sản phẩm…).
Thảo luận về những điều doanh nghiệp cần biết để thích ứng với Thỏa thuận Xanh EU |
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Vinh, khảo sát nhanh của VCCI vào tháng 8/2023 cho thấy, đáng ngạc nhiên là có tới 88 - 93% các doanh nghiệp và các chủ thể liên quan chưa từng nghe qua hoặc biết về EDG cũng như tìm hiểu kỹ về những chính sách, quy định cụ thể triển khai thỏa thuận này.
Những quy định gần đây của EU về cấm nhập khẩu một số loại nông sản từ đất phá rừng (EUDR), về yêu cầu khai báo và nộp thuế phát thải carbon đối với sắt thép nhập khẩu (CBAM), về giảm hạn mức dư lượng kháng sinh, chất tồn dư tối đa trong thực phẩm nhập khẩu… chỉ là một số trong nhiều hành động của EU triển khai Thỏa thuận Xanh.
Theo kế hoạch, EU đang và sẽ đặt ra nhiều tiêu chuẩn xanh khắt khe khác đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa từ Việt Nam. Quan trọng hơn, nhiều thị trường xuất khẩu khác cũng đang có dự kiến thực hiện các chính sách tương tự EU.
“Do đó, việc tìm hiểu kỹ, theo dõi và thích ứng các chính sách trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh liên quan đến sản phẩm của mình là đòi hỏi cấp bách đối với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, để duy trì và phát triển xuất khẩu bền vững vào thị trường EU nói riêng và nhiều thị trường khác đang có những dịch chuyển xanh theo hướng tương tự như EU” - ông Vinh nhấn mạnh.
Trả lời cho câu hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần phải làm gì để thích ứng với các thách thức từ EDG, TS. Nguyễn Thị Thu Trang khuyến nghị, các doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn tiến các chính sách xanh ở EU, nhận diện kịp thời, chính xác các tiêu chuẩn xanh cụ thể có liên quan tới sản phẩm của mình. Đồng thời, có sự chuẩn bị, đầu tư và hành động từ sớm, từ xa để dần thích ứng và bảo đảm khả năng tuân thủ các yêu cầu bắt buộc khi EU áp dụng chính thức.
Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước, hiệp hội, tổ chức khác có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thích ứng với các tiêu chuẩn xanh EU này của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác và chi tiết về các tiêu chuẩn xanh EU theo các nhóm sản phẩm cụ thể; tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Đồng thời, các cơ quan này cũng cần phối hợp với phía EU trao đổi về cách thức thực thi phù hợp về các hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp Việt Nam (nếu có).
Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc quốc gia Viện FNF tại Việt Nam, nhận định đến cuối năm 2023, đà tăng trưởng của Việt Nam sẽ được phục hồi mạnh mẽ hơn với tốc độ tăng trưởng dự kiến trên 5%. Bên cạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường đầu tư công và thúc đẩy tiêu dùng tư nhân thì tăng cường hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững là hết sức cần thiết. |
Theo Thời bào Tài chính
(vasep.com.vn) Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), có trụ sở tại Portsmouth, New Hampshire, đã công bố vào 4/11 về việc phát hành Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0, một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), tháng 9/2024, xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính do nhu cầu giảm từ các thị trường quan trọng ở châu Á.
(vasep.com.vn) Ngày 31/10/2024, Na Uy và Nga thiết lập hạn ngạch khai thác cá tuyết Đại Tây Dương và cá haddock tại Biển Barents cho năm 2025. Động thái này đã đẩy giá nguyên liệu đông lạnh H&G của cả 2 loài này lên mức cao kỷ lục, đặc biệt là từ các nhà cung cấp Nga, do người mua cố gắng đảm bảo nguồn cung trong bối cảnh sắp thiếu hụt vào năm 2025.
(vasep.com.vn) Mùa khai thác cá minh thái Alaska (mùa B) đã kết thúc thành công, mặc dù có khó khăn ban đầu tại vùng Vịnh Alaska (GOA).
Tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá. Sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh, chế phẩm tăng cường chức năng của gan, thận, đường ruột cho cá.
Những năm qua, người nuôi cá tra ở An Giang đã đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
10 CEO nữ được chọn đáp ứng nhiều tiêu chí như tạo ra thay đổi tích cực, để lại dấu ấn cá nhân và có tinh thần lãnh đạo truyền cảm hứng.
(vasep.com.vn) Bộ Thương mại và Thủy sản Na Uy đã công bố mức tăng đáng kể đối với hạn ngạch cua tuyết vào năm 2025, nâng tổng sản lượng được phép đánh bắt lên 12.725 tấn.
(vasep.com.vn) Sự sụt giảm mạnh trong doanh số bán mực ống illex đã góp phần vào sự giảm 15% của xuất khẩu thủy sản của Argentina, chỉ đạt 45.200 tấn vào tháng 9/2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn