Thiếu lao động đi biển, tàu nằm bờ

Tin tổng hợp 16:28 24/02/2023 Thu Hằng
Nhiều tàu khai thác thủy sản xa bờ tỉnh Khánh Hòa đành nằm bờ vì thiếu lao động đi biển, tình trạng này diễn ra từ lâu song đầu năm nay lại rất căng thẳng.

Đỏ mắt tìm lao động

Những ngày giữa tháng 2 này, chúng tôi có mặt tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP Nha Trang) chứng kiến nhiều tàu khai thác thủy sản xa bờ đang nằm bờ.

Nhiều tàu cá nằm bờ do thiếu lao động đi biển. Ảnh: KS. ​​​​

Hầu hết các tàu nằm bờ đủ nghề như mành chụp, giã cào, lưới cản, thậm chí nghề câu cá ngừ đại dương dù đang chính vụ khai thác.

Ngư dân Đinh Văn Nam, chủ tàu KH 91916 TS ở xã Phước Đồng, TP Nha Trang cho biết, tàu ông hành nghề lưới cản (lưới rê) chuyên đánh bắt các loại cá di chuyển tầng nổi như cá ngừ dọc dưa, cá chù, cá cờ, cá thu.

Thời gian qua, tàu ông đành neo bờ 6 tháng vì thiếu lao động đi biển. Mới đây ông tất bật chạy đôn chạy đáo mới kiếm đủ 8 lao động vươn khơi. Ấy vậy mà mới bám biển được 5 ngày, tàu phải vào bờ sớm vì trên biển gió mạnh, sóng lớn đánh bắt không được.

Theo ngư dân Đinh Văn Nam, tình trạng tàu cá đánh bắt xa bờ thiếu lao động đi biển đã diễn ra từ lâu, tuy nhiên đầu năm chủ tàu đỏ mắt tìm lao động vươn khởi. Do lao động khan hiếm nên nhiều năm nay chủ tàu phải đưa trước cho các bạn tàu trung bình từ 4-6 triệu đồng/người thì mới mong đủ bạn tàu mở chuyến biển. Những chuyến biển đánh bắt xuyên Tết còn căng hơn, chủ tàu phải đưa trước từ 8-10 triệu đồng/người nhưng có khi vẫn không tìm được lao động.

Ngư dân Đinh Văn Nam cho biết, hiện tìm kiếm lao động đi biển rất khó khăn. Ảnh: KS. ​​​​​​

“Không chỉ tàu tôi khó khăn về tìm lao động đi biển mà những tàu khác cũng vậy. Nhiều lao động hiện nay lừa mình, họ nhận tiền rồi hứa sẽ đi biển nhưng đến khi tàu xuất bến thì chẳng thấy đâu. Tàu đã lấy nhiêu liệu, lấy đá rồi đành nằm bờ vì thiếu lao động”, ngư dân Đinh Văn Nam chia sẻ từng trải qua tình trạng này và cho biết thêm, hầu như chủ tàu nào cũng “dính” lao động lừa lấy tiền gây thất thoát. Như bản thân ông vào năm ngoái bị lừa mất tiền 4 lần, còn đầu năm nay đã bị một lao động lừa mất 4,5 triệu đồng nhưng chẳng đi biển.

Còn ngư dân Nguyễn Tấn Lầu, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Vĩnh Phước (TP Nha Trang), kiêm chủ tàu KH 96778 TS cho biết, toàn phường hiện có khoảng 50 tàu cá đánh bắt xa bờ, trong đó Nghiệp đoàn có 36 tàu chuyên hành nghề lưới cản. Do tổn phí chuyến biển tăng cao, sản lượng đánh bắt thấp, cùng với thiếu lao động đi biển nên hiện 1/3 tàu trên địa bàn nằm bờ chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương.

Ngư dân cho biết, hiện sản lượng đánh bắt giảm rõ rệt do ngư trường ngày càng cạn kiệt nguồn lợi. Ảnh: KS.

Theo ngư dân Nguyễn Tấn Lầu, để tàu hành nghề lưới cản vươn khơi, mỗi chuyến biển cần từ 11 - 12 lao động/tàu, còn tàu đánh bắt cá ngừ đại dương từ 5-7 lao động/tàu. Trong khi đó chi phí cho chuyến biển kéo dài hơn 20 ngày đối với nghề lưới cản lên đến 200 triệu đồng, còn tàu đánh bắt cá ngừ đại dương từ 120 -150 triệu đồng bởi giá nhiên liệu, đá cây và nhu yếu phẩm đều tăng cao. Cùng với đó các chủ tàu phải đưa tiền trước cho các lao động đi biển từ 7-8 triệu đồng (nghề lưới cản) và 4-5 triệu đồng (nghề câu cá ngừ đại dương). Đây là điều bắt buộc bởi nếu không lao động sẽ đi tàu khác. Vì vậy nếu chuyến biển đánh bắt không đạt sản lượng, thua lỗ thì mọi tổn phí sẽ do chủ tàu chịu. Nhưng khi tàu đánh bắt có lãi, nhiều lao động sẽ được chia tiền thêm (trừ tiền đã ứng) và cứ tính theo tỷ lệ lợi nhuận 50/50.

Phải hiện đại hóa nghề cá

Ông Lê Đăng Tiến, Phó Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ, cho biết, chuyến biển xuyên Tết vừa qua đối với nghề lưới cản cập cảng với sản lượng trung bình từ 7-10 tấn/tàu. Còn tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sản lượng trung bình khoảng 1 tấn cá/tàu. Với giá cá ngừ sọc dưa, cá cờ, ngừ thu mua ổn định nên tàu hành nghề lưới cản đánh bắt có lãi. Song hầu như các tàu câu cá ngừ đại dương thua lỗ do giá rớt thấp chỉ từ 110 -120 ngàn đồng/kg, trong khi năm ngoái từ 150-160 ngàn đồng/kg.

Theo ông Lê Đăng Tiến, đầu mùa vụ nếu tàu làm ăn khấm khá, sau Tết thường có từ 200-250 tàu xuất bến từ cảng Hòn Rớ đi khai thác. Tuy nhiên chuyến biển tháng 2 này chỉ khoảng 150 tàu xuất bến. Ngoài nguyên nhân chi phí chuyến biển tăng cao, sản lượng khai thác thấp, giá bán giảm thì nhiều chủ tàu không tìm được lao động để bám biển.

Để giảm áp lực lao động đi biển, các tàu cá phải đẩy mạnh áp dụng khoa học cộng nghệ trong đánh bắt thủy sản. Ảnh: KS.

Theo các chủ tàu, cách đây khoảng 10 năm trở về trước, lao động đi biển rất dồi dào vì chi phí chuyến biển thấp, tàu đánh bắt dễ lấy lại tổn phí, kiếm lãi khá, các lao động có ăn chia. Tuy nhiên những năm gần đây do chi phí chuyến biển tăng cao, ngư trường cạn kiệt, tàu đánh bắt lãi ít hoặc thua lỗ nên không đảm bảo cuộc sống cho lao động nghề biển. Từ đó, nhiều lao động bỏ nghề đi biển chuyển lên bờ làm việc khác.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, trong định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản của Bộ NN-PTNT cũng như của địa phương sẽ giảm cường lực khai thác, tức giảm dần tàu cá. Cùng với đó tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao hiệu quả khai thác để giúp lao động nghề biển nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Để làm được điều này, địa phương khuyến khích các chủ tàu áp dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị, ngư cụ hiện đại trên các tàu cá để giảm số lượng lao động, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho lao động khai thác thủy sản. Đối với Chi cục sẽ hỗ trợ cho các chủ tàu trong việc cập nhập, phổ biển các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác thủy sản để ngư dân áp dụng hiệu quả.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, trước đây toàn tỉnh có hơn 9.800 tàu cá lớn nhỏ với nhu cầu lao động khoảng 50-60 ngàn người bao gồm lao động đi biển, thu mua…Nhưng nay toàn tỉnh chỉ còn gần 3.200 tàu cá, trong đó có 683 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động khai thác thủy sản xa bờ với 5 nghề đánh bắt chính gồm: câu, rê, vây, mành chụp, lưới kéo. Toàn bộ lao động nghề cá hiện chỉ còn khoảng 30 ngàn người, trong đó khoảng 10.000 lao động đi biển.

Thu Hằng (theo báo Nông nghiệp Việt Nam)

Bạn đang đọc bài viết Thiếu lao động đi biển, tàu nằm bờ tại chuyên mục Tin tổng hợp của Hiệp hội VASEP
khai thac thuy san thieu lao dong

TIN MỚI CẬP NHẬT

HEADWAY JSC tăng trưởng phi mã sản lượng vận chuyển mực, bạch tuộc sang Mỹ

 |  10:10 29/06/2024

Trong nửa đầu năm 2024, Headway ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ. Cụ thể, thị trường này tăng 596,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Đài Loan trước đó là thị trường dẫn dầu, giảm 60,11% so với giai đoạn cùng kỳ.

Giá bán lẻ cá tươi và thủy sản có vỏ tại Mỹ giảm trong tháng 5/2024

 |  08:31 28/06/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo tháng 5 của 210 Analytics, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Florida, giá bán lẻ trung bình theo pound cho hải sản tại Mỹ giảm là nhờ sự dẫn đầu của cá thịt tươi và động vật có vỏ. So với ngành hàng thực phẩm và đồ uống nói chung, giá hải sản này có mức lạm phát thấp hơn đáng kể.

Peru: Sản lượng khai thác cá cơm tăng trong tháng 4/2024

 |  08:30 28/06/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, nền kinh tế Peru tăng trưởng 5,28%, chủ yếu nhờ lĩnh vực thủy sản bùng nổ với mức tăng trưởng 158%. Sau 14 tháng kết quả tiêu cực, lĩnh vực sản xuất cũng ghi nhận mức tăng trưởng.

Giá thủy sản sụt giảm tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 |  08:25 28/06/2024

(vasep.com.vn)  Yếu tố thị trường đang chi phối giá XK và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu của các thị trường hồi phục chậm, trong khi cạnh tranh các nguồn cung lại tăng, nên giá XK đi hầu hết các thị trường đều giảm. Trong tháng gần đây nhất là tháng 5, tôm là mặt hàng bị tác động giảm giá rõ rệt nhất, nên XK đã giảm 2,3%, trong đó riêng tôm chân trắng giảm 7%, tôm sú giảm 6%. Các sản phẩm khác như chả cá, surimi cũng bị áp lực cạnh tranh về giá nên giảm sâu 25% trong tháng 5 và lũy kế 5 tháng đầu năm giảm 15%.

Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

 |  16:54 27/06/2024

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

Nhiều tiềm năng cho sản xuất protein thay thế trong thức ăn thủy sản

 |  08:51 27/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu hút được nguồn tài trợ mới đáng kể, Enifer và Kuehnle Biosciences đang hướng tới việc đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực thay thế thức ăn thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2024, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do XK mực giảm 5%. XK nhóm sản phẩm này sang các thị trường chính phần lớn đều giảm.

Long An: Tình hình tiêu thụ cá tra thuận lợi

 |  08:41 27/06/2024

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh, tình hình tiêu thụ thủy sản nuôi có chiều hướng chuyển biến tích cực.

Thông tin về Chương trình Chứng nhận Khai thác Nhật Bản theo Quy định IUU của EU (Số 1005/2008)

 |  16:43 26/06/2024

(vasep.com.vn) Cộng đồng Châu Âu (EC) chính thức thông qua Quy định của Hội đồng (EC) số 1005/2008 ngày 29/9/2008, thiết lập một hệ thống Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây gọi là Quy định IUU). Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

Mỹ mở rộng lệnh cấm đối với thủy sản Trung Quốc

 |  08:55 26/06/2024

(vasep.com.vn) Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) đã đưa thêm một nhà chế biến thủy sản lớn của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sang Mỹ do lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời cũng đóng cửa đối với một nguồn cung chính chế biến tôm đỏ Argentina.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC