Thị trường phục hồi, cổ phiếu chứng khoán, thủy sản tăng mạnh

Tin tổng hợp 09:07 21/09/2023 Thu Hằng
Độ rộng thị trường phiên sáng nay khá tốt dù điểm số tăng không nhiều. Các trụ vẫn đang giằng co nhau làm triệt tiêu bớt động lực tăng của VN-Index. Tuy vậy sức bật ở nhiều nhóm cổ phiếu, nổi bật là chứng khoán, thủy sản, nhiều mã đột biến thanh khoản...

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường vẫn rất yếu và phân hóa.

Độ rộng thị trường phiên sáng nay khá tốt dù điểm số tăng không nhiều. Các trụ vẫn đang giằng co nhau làm triệt tiêu bớt động lực tăng của VN-Index. Tuy vậy sức bật ở nhiều nhóm cổ phiếu, nổi bật là chứng khoán, thủy sản, nhiều mã đột biến thanh khoản.

VN-Index kết phiên sáng tăng 0,46% so với tham chiếu, tương đương +5,61 điểm. Từ khoảng 10h40 trở đi điểm số hầu như không có tiến triển. Sự giằng co ở các cổ phiếu trụ đang tiếp diễn trong bối cảnh dòng tiền vào nhóm blue-chips rất kém.

VN30-Index đang tăng 0,18% với 17 mã tăng/9 mã giảm. Dù độ rộng là tốt, nhưng sức mạnh của nhóm tăng cũng không vượt trội. Chỉ có 3 mã tăng nổi bật là GVR tăng 2,91%, SSI tăng 1,66%, TPB tăng 1,31%, VHM tăng 1,22% và VIB tăng 1,21%. Trong số này duy nhất VHM thuộc Top 10 vốn hóa, GVR đứng thứ 14 còn SSI, VIB chưa lọt nổi Top 20. Các trụ hàng đầu như VCB, BID, VIC tăng rất kém.

Ngược lại số giảm tuy ít nhưng trong Top 10 vốn hóa cũng tới 5 mã giảm là GAS giảm 0,82%, VNM giảm 0,76%, HPG giảm 0,18%, CTG giảm 0,62% và VPB giảm 0,46%.

Thanh khoản nhóm VN30 sáng nay chỉ đạt 2.688 tỷ đồng, giảm 15% so với sáng hôm qua và thấp nhất 17 phiên. Đó là chưa kể hơn 34% giá trị khớp lệnh của cả rổ tập trung vào 3 mã là SSI, HPG và VIC. Trong Top 20 cổ phiếu thanh khoản cao nhất toàn thị trường phiên sáng thì cũng chỉ có 8 mã thuộc rổ VN30.

Điểm tích cực là việc chỉ số dao động hẹp, đà tăng chậm không ảnh hưởng nhiều lắm đến các cổ phiếu còn lại. Độ rộng của VN-Index rất tốt với 313 mã tăng/153 mã giảm, trong đó 126 mã tăng trên 1%. Nhìn theo nhóm ngành thì chứng khoán và thủy sản đang nổi bật nhất. SSI và VND thậm chí còn dẫn đầu thị trường về thanh khoản: SSI tăng 1,66% với 390 tỷ đồng khớp lệnh, VND tăng 2,63% với 357 tỷ đồng. VIX và VCI cũng thuộc Top 20 mã thanh khoản cao nhất thị trường, giá tăng tương ứng 1,86% và 3,47%. Một số mã nhỏ cùng ngành tăng trên 4% là SBS, EVS, AAS, VFS.

Nhóm thủy sản nổi bật là ANV đang tăng kịch trần với thanh khoản chắc chắn đã lập kỷ lục lịch sử khi mới buổi sáng đã giao dịch gần 4,78 triệu cổ trị giá 185 tỷ đồng. ANV tăng lên đỉnh cao nhất 12 tháng với 39.250 đồng/cổ phiếu. ACL tăng 3,81%, CMX tăng 4,61%, FMC tăng 2,99%, IDI tăng 6,03%, VHC tăng 4,19% là các cổ phiếu cùng ngành rất mạnh.

Diễn biến chỉ số VN30-Index sáng nay rất yếu.

Tổng thể trong 126 cổ phiếu thuộc VN-Index đang tăng trên 1% so với tham chiếu có 13 mã thanh khoản trên 100 tỷ đồng, 30 mã khác thanh khoản trong vùng 20 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng. Nhìn chung dòng tiền vào như vậy là khá tốt, dù tổng thể thanh khoản thị trường đã giảm nhẹ khoảng 6% trên hai sàn niêm yết. Dòng tiền hạn chế vào các blue-chips nhưng vẫn hoạt động tích cực ở các cổ phiếu vừa và nhỏ. Ngoài các mã chứng khoán, thủy sản nổi bật nói trên, có thể kể tới DGC, MSB, KBC, HAH, GMD, PVT, DGW, DBC… đang hút dòng tiền khá mạnh.

Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm trừ trong phiên sáng khi mức bán ròng trên HoSE đã là xấp xỉ 263 tỷ đồng, cao nhất 5 phiên sáng trở lại đây. HNX và UpCOM cũng bị bán ròng nhẹ hơn 6 tỷ đồng nữa. Các mã bị xả nhiều là HPG -94,4 tỷ, GVR -45,1 tỷ, MWG -34,7 tỷ, MSN -28,6 tỷ, GEX -24 tỷ. Phía mua chỉ có VND +29,3 tỷ, GMD +22,7 tỷ.

Thị trường phục hồi tích cực sau các tín hiệu bắt đáy hôm qua nhưng thanh khoản vẫn chưa thể tăng mạnh thêm được cho thấy vẫn còn sự thận trọng nhất định từ bên mua. Độ rộng tốt phản ánh quan điểm chấp nhận mua giá xanh. Dù vậy sự thiếu đồng thuận ở các trụ sẽ là rào cản về tâm lý vì chỉ số tăng quá chậm trong khi đã đạt đỉnh lần thứ hai và điều chỉnh từ đầu tháng.

Theo Vn Economy

co phieu thuy san tang

TIN MỚI CẬP NHẬT

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Na Uy cấm dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi

 |  08:55 17/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Yuehai Feed của Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm

 |  08:52 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong khi một nhà sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc báo cáo rằng họ kỳ vọng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm thì một nhà sản xuất khác lại dự đoán mức lỗ lớn hơn, do tình hình thị trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Guangdong Yuehai Feeds Group đã nêu lý do thời tiết khắc nghiệt, thị trường hải sản ảm đạm và giá thức ăn chăn nuôi giảm là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất suy yếu.

Đóng cửa ngư trường: Thúc đẩy nghề cá bền vững

 |  08:50 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong một động thái mang tính bước ngoặt, ba quốc gia Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana đã hợp lực để bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách thực hiện các mùa đóng cửa toàn diện cho toàn bộ nghề cá của họ. Nỗ lực phối hợp này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một mùa đánh bắt cá khép kín trong khu vực, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nghề cá.

Xuất khẩu cá tra sang UAE tiếp tục tăng khá

 |  08:06 16/07/2024

(vasep.com.vn) Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE là 1 trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá tra lớn nhất tại thị trường này, chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE. XK cá tra sang quốc gia Tây Á này tiếp tục nhận được sự đón nhận và tăng trưởng mạnh mẽ, ngay cả khi Hiệp định thương mại CEPA - Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam đàm phán với một nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi chưa được ký kết.

Nga: Sản lượng hải sản nửa đầu năm tăng 1%

 |  08:03 16/07/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản liên bang Rosrybolovstvo, 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên cũng như khối lượng chế biến của Nga tăng nhẹ.

Argentina: Xuất khẩu thủy sản tăng trong tháng 5/2024

 |  08:02 16/07/2024

(vasep.com.vn) Sự tăng trưởng doanh số này chủ yếu nhờ vào mức tăng 75% doanh số bán mực với giá tăng và mức tăng 19% doanh số bán phi lê. Doanh số bán đuôi tôm hiện giảm 26% so với năm 2023.

Các công ty nhập khẩu Mỹ, EU lo lắng vì cước vận tải tăng vọt

 |  08:00 16/07/2024

(vasep.com.vn) Cước vận tải cho một container đông lạnh 40 feet đi từ châu Á tới châu Âu đã tăng gấp ba lên khoảng 9.000 USD kể từ đầu năm, khiến các nhà nhập khẩu hết sức lo lắng.

Scotland: Báo cáo sản lượng và giá trị ngành động vật có vỏ năm 2023

 |  08:49 15/07/2024

(vasep.com.vn) Chính phủ Scotland vừa công bố một báo cáo chi tiết về năng suất, giá trị và tình hình việc làm của ngành động vật có vỏ trong năm 2023. Báo cáo này được xây dựng dựa trên thông tin từ 103 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoạt động hợp pháp và 294 trang trại đang hoạt động tại Scotland.

Trung Quốc: Thương mại thủy sản giảm sâu

 |  08:47 15/07/2024

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2024 tới nay, tình hình thương mại thủy sản của Trung Quốc khá ảm đạm, giá trị nhập khẩu giảm sâu và nhanh hơn xuất khẩu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC