Trong khi tổng doanh số chưa bằng được năm 2019 nhưng nhu cầu đã tăng đối với các sản phẩm tôm cỡ lớn và dễ chế biến, theo thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn Thị trường Thủy sản Thế giới diễn ra tháng 1/2022.
Gần 275 triệu pao tôm đã được bán vào các kênh dịch vụ thực phẩm năm 2021, tăng 50 triệu pao so với năm 2020 với các nhà hàng nổi tiếng phong cách Mexico, Tây Ban Nha và Mỹ Latinh. Tổng doanh số thấp hơn 6 triệu pao so với năm 2019 tuy nhiên nhu cầu các sản phẩm nhất định vẫn tăng do áp lực lao động và lạm phát giá đã làm tăng nhu cầu.
Theo Tập đoàn Thực phẩm Performance, nhu cầu tôm cỡ lớn như 12 con/kg và 26-30 con/kg tại phân khúc dịch vụ thực phẩm tăng.
Theo dữ liệu của NPD SupplyTrack, doanh số bán tôm cỡ 26-30 con/kg tăng 12% so với năm 2019, tăng trên 5 triệu pao. Tôm cỡ lớn hơn 21-25 con và 16-20 con cũng tăng so với năm 2019. Tôm cỡ 21-25 con tăng 3,18 triệu pao, tương đương mức tăng 7% và doanh số bán tôm cỡ 16-20 con/kg tăng 1,85 triệu pao, tăng 4%.
Tôm cỡ lớn, chủ yếu là tôm dễ bóc vỏ (EZ Peel) tăng mạnh về doanh số trong năm 2021 so với năm 2019, tăng 9%, tương đương 1,4 triệu pao.
Doanh số bán tôm dễ chế biến trong năm 2021 tăng so với năm 2019 trong khi doanh số bán tôm yêu cầu nhiều bước chế biến hơn lại giảm. Doanh số tôm bóc vỏ, bỏ đuôi, rút chỉ lưng tăng 1% so với năm 2019 trong khi doanh số tôm bóc vỏ, để đuôi, bỏ chỉ lưng giảm 5%. Tôm còn vỏ, bỏ đầu giảm mạnh nhất 10% so với năm 2019.
3 loại tôm cỡ lớn 26-30 con, 21-25 con, và 16-20 con/kg chiếm 55% tổng số các mặt hàng tôm được bán cho lĩnh vực dịch vụ thực phẩm năm 2021. Trong khi tôm cỡ nhỏ hơn giảm thị phần. Doanh số bán tôm cỡ nhỏ 31-40 con và nhỏ hơn giảm 14 triệu pao, tương đương 12%. Giá tôm năm 2021 tăng 14% so với năm 2019.
Xu hướng này trái ngược so với một vài năm gần đây. Thông thường, khi giá tôm tăng thì người tiêu dùng thường giảm mua tôm cỡ lớn.
Giá các loài cao cấp khác tăng thúc đẩy người tiêu dùng và các nhà hàng tăng nhu cầu với tôm cỡ lớn. Trong khi giá tôm tăng 14% trong năm 2021 so với năm 2019, giá các mặt hàng khác như sò điệp, tôm hùm và cua tăng cao hơn. Giá sò điệp tăng 41%, tôm hùm tăng 56% và cua tăng 68%.
Mặc dù giá tôm cỡ lớn cao hơn so với 2 năm trước đây nhưng giá mặt hàng này vẫn khá rẻ so với các mặt hàng thủy sản có vỏ cao cấp khác. Khi khách hàng chọn thực đơn cho những dịp đặc biệt, tôm cỡ lớn là một sự lựa chọn phổ biến.
Để nắm bắt toàn cảnh bức tranh sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam trong nước và xu hướng trên thị trường thế giới từ năm 2016 đến 2021, xin mời Quý độc giả tham khảo Báo cáo ngành hàng tôm 2016 - 2021, dự báo tới 2025
(vasep.com.vn) Năm 2025, ngành tôm nước lợ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu bền vững và nâng cao giá trị gia tăng, với sự đóng góp quan trọng từ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhiều năm qua, ngành tôm Việt cứ loay hoay trong vòng xoáy “giá thành cao, cạnh tranh kém, xuất khẩu ì ạch”. Tôm công nghệ cao được thiết kế với “chi phí biến đổi và khấu hao thấp” đang gợi mở hướng đi cho ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích và quy mô sản xuất lớn nhất nước.
Ngày 24-2, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt hơn 133 triệu USD giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, bảng xếp hạng top các thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam đã có sự điều chỉnh.
Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn