Người Nhật rất tinh tế trong ẩm thực (và nhiều lĩnh vực khác nữa). Sự chọn lọc, cách chế biến món ăn hết sức kỹ lưỡng, chú trọng dinh dưỡng và khá cầu kỳ khiến sản phẩm bắt mắt ngoài khẩu vị dễ chấp nhận. Doanh nghiệp (DN) tôm Việt đã và đang làm các mặt hàng tôm bán tới Nhật Bản và cộng đồng Nhật kiều ở Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Đài Loan… Và gần đây nhất là khối EU. Mức tiêu thụ ngày tốt hơn. Các đối tác cho biết là sản phẩm đưa về các hệ thống nhà hàng Nhật Bản và khách hàng không chỉ người Nhật mà ngày càng thu hút nhiều hơn khách hàng người bản địa. Thực phẩm Nhật có sự lan tỏa ngày càng tốt hơn hiện nay. Giống như ẩm thực Việt có phở, chả giò cũng khá phổ biến thế giới.
Những mặt hàng tôm chế biến theo kiểu Nhật đang làm trong các DN tôm Việt khá phong phú. Đáng kể ban đầu là tôm ép duỗi (nobashi). Tôm này làm nguyên liệu để các nhà hàng hoặc nhà nội trợ đem về tẩm bột để chế biến thành tôm bao bột (ebi fry), tôm chiên tempura. Theo tiến trình chế biến là tôm ebi fry, tôm tempura, tôm ebi katsu, tôm pritter… Khi DN đã hoàn thiện tôm nobashi, đối tác Nhật sẽ an tâm đặt hàng những mặt hàng tôm có hàm lượng lao động kết tinh cao hơn. Dĩ nhiên mặt hàng cao hơn này đòi hỏi một kỹ thuật không phải DN nào cũng kham nổi. Thí dụ đòi hỏi tôm ebi fry là làm sao chiên chín, xẻ đôi thấy bột bó sát tôm mới là chuẩn… Nhật. Điều này đòi hỏi sự khéo léo và thành thục của công nhân, bóp bột bao tôm mạnh quá sẽ đứt con tôm bên trong (bị duỗi dài nên mong manh lắm), còn nhẹ quá thì bột bao không sát đều thân tôm. Còn tôm tempura làm sao chiên xong, để nguội, cả con tôm không chỗ nào bột bị chai cứng mới đáp ứng cho hợp đồng lâu dài (người Nhật thọ nhất thế giới - và đang lão hóa, trên 81 tuổi, chắc răng hơi bị yếu!). Dĩ nhiên chỗ này đòi hỏi sự thử nghiệm nghiêm túc của bộ phận R&D của từng DN nếu muốn bán hàng cho thị trường có số dân hạng 10 thế giới này.
Cộng đồng DN tôm Việt tập trung bán tôm tới Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Kế tiếp là Hàn Quốc, Úc, Canada… Sản phẩm tôm chủ yếu hai dạng; dạng thứ nhất là là cấp đông rời dạng tươi hoặc chín. Sản phẩm dạng này bán tới khắp thị trường lớn vừa nêu. Trang bị các thiết bị cấp đông IQF rõ ràng đầy lợi thế. Dạng thứ hai là sản phẩm trong vĩ, trong khay bao plastic, hút chân không.. chủ yếu là sản phẩm dạng Nhật. Cấp đông dạng sản phẩm này cần trang bị máy IQF không có công đoạn tái đông. Hàng IQF tôm Việt xưa có thị phần lớn nhất ở Hoa Kỳ; nay đang bị hàng cùng loại Ấn Độ (giá rẻ) và Indonesia (không thuế chống bán phá giá) đánh đặt ra.
Thị phần tôm Việt ở Hoa Kỳ giảm mạnh, hiện còn 8%, còn thị phần hai nước kể trên chiếm hơn phân nữa. Dĩ nhiên điều này kéo theo nhiều thiết bị IQF của các nhà máy giảm công suất, cũng ít nhiều lãng phí! Từ sau khi Thái Lan mất ưu đãi thuế quan tôm tới EU (đâu khoảng 2015), nhiều nhà nhập khẩu tôm từ EU tìm tới các DN tôm Việt. Nhờ vậy các thiết bị cấp đông IQF lại có thêm việc. Tuy nhiên, tiến trình nhiều năm, tôi thấy tôm chế biến kiểu Nhật có sự lan tỏa rõ ràng tới ẩm thực người tiêu dùng nhiều nước, kể cả EU. Thí dụ khách từ EU yêu cầu chế biến tôm dạng sushi (khác sushi bán tới Nhật, là làm xong mới hấp chín trong bọc hút chân không) và mua tôm bao bột. Khách Hàn Quốc yêu cầu dạng sushi tươi ghép lại thành sản phẩm hình vuông (hoặc chữ nhật) bao bột xù. Hai dạng tôm Nhật biến thể này dùng để làm nhân bánh hamburger thay cho miếng thịt bò xay nhuyễn.
Tại hội chợ thủy sản Brussels vừa qua, khách hàng Nhật trao đổi với tôi, nói rằng sản phẩm của DN tôi chuẩn lắm, nhưng giá phải chăng hơn, cạnh tranh hơn thì tôm bao bột DN tôi sẽ được tiêu thụ mạnh toàn EU ngay, với sản lượng…vô tư! Nói để thấy sự lan tỏa ẩm thực Nhật bởi ở EU, nơi kiều dân Nhật không nhiều. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang hồi đỉnh điểm, một cơ hội vô cùng to lớn cho DN tôm Việt thay thế sản lượng tôm bao bột từ Trung Quốc, ít ra cũng vài chục ngàn tấn mỗi năm. Khi chiếm lĩnh thị trường, phía sau đó còn cơ hội mở rộng nữa. Dù tôm bao bột kiểu Mỹ không cầu kỳ như kiểu Nhật nhưng quy trình cơ bản không có gì khác biệt.
Từ sự lan tỏa ẩm thực Nhật với xu thế ngày càng mạnh mẽ, từ tình hình hiệp định EVFTA sắp ký kết, từ xung đột thương mại Mỹ - Trung… cộng hưởng để hình thành một thời cơ kinh doanh tôm Việt vô cùng to lớn, trong đó tôm bao bột là một trọng tâm; bởi đây là lợi thế to lớn của ngành tôm Việt khi có lực lượng lao động cần mẫn, tỉ mỉ hơn hẳn nhiều nước đối thủ. Đồng thời tôm bao bột cũng là mặt hàng có giá trị gia tăng tốt, tỉ suất lợi nhuận cao hơn, góp phần chia sẻ trong chuỗi giá trị tôm Việt. Thiết nghĩ các DN tôm Việt sớm có sự hoạch định kinh doanh và các giải pháp đồng bộ sớm. Tục ngữ dân gian Việt có câu “Trâu chậm uống nước đục”!.
Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.
Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn