Sớm nhận diện tàu cá có nguy cơ vi phạm để gỡ “Thẻ vàng” IUU

Tin tức IUU 08:50 29/08/2022
Muốn thực sự “xóa sổ” tàu cá vi phạm, tiến tới gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp để nhận diện tàu cá có nguy cơ vi phạm ngay từ khi xuất bến, từ đó đưa ra giải pháp ứng phó phù hợp.

Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).

Trong vấn đề gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” IUU, phía EC đã nêu rõ, nếu Việt Nam còn tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài, “Thẻ vàng” không thể được gỡ. Xin ông cho biết, tình trạng ngăn chặn tàu cá khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài hiện nay như thế nào?

Hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trong 7 tháng năm 2022 gặp nhiều khó khăn. Đến tháng 4/2022, dịch Covid-19 mới cơ bản được kiểm soát. Hoạt động khai thác trên biển trở lại bình thường. Tuy nhiên, giá nhiên liệu tăng cao khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ. Giá sản phẩm khai thác không tăng nên nhiều tàu cá đi khai thác bị thua lỗ. Tình trạng thiếu lao động nghề cá vẫn tiếp diễn. Các chủ tàu cá rất khó tìm lao động khi đi biển.

Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “Thẻ vàng”.

Để kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị, phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật.

Dự kiến, sau quá trình gián đoạn do dịch Covid-19, tháng 9/2022, Đoàn kiểm tra của EC sẽ sang kiểm tra thực tế tình hình thực hiện các khuyến nghị tại Việt Nam, tập trung vào kiểm tra thực tế tại cảng cá ở các địa phương.

 

Đối với ngư trường, ở khu vực Vịnh Bắc bộ, sau khi Hiệp định Hợp tác nghề cá Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực, nhiều tàu cá Việt Nam quay về hoạt động ở phía Tây đường phân định. Trong khi đó, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn vi phạm vùng biển phía Tây đường phân định của Việt Nam, tranh chấp ngư trường với ngư dân.

Đối với các ngư trường phía Nam vùng nước lịch sử Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, vùng biển giáp ranh Indonesia, Malaysia, ngư dân vẫn duy trì hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên thời gian qua, khu vực này ngư dân Việt Nam bị bắt tương đối nhiều, đặc biệt khi Malaysia tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ ngư dân.

Tính từ đầu năm đến ngày 18/8, cả nước xảy ra 55 vụ, 86 tàu, 782 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Trong đó, một số tỉnh có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ tương đối nhiều là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, Quảng Ngãi.

Tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài thời gian gần đây có diễn biến gì phức tạp, nan giải hơn không, thưa ông?

Quá trình theo dõi tàu cá Việt Nam vi phạm tại vùng biển nước ngoài trong 10 năm qua cho thấy, đa phần khi tàu cá vi phạm nguyên nhân chính xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ tàu cũng như thuyền trưởng.

Đáng chú ý thời gian gần đây, diễn biến vi phạm có nhiều vấn đề phức tạp hơn. Có những tàu cá đã tháo thiết bị hành trình ra để lắp đặt vào tàu khác. Ngoài ra, có trường hợp chủ tàu mua 1 tàu cũ, đăng ký tại cảng, có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, khi tàu đi đánh bắt vi phạm tại vùng biển nước ngoài lại là tàu khác. Thậm chí, có nhiều trường hợp ngư dân tại Cà Mau sang Malaysia khai thác thủy sản đi bằng đường hàng không. Trên hồ sơ giấy đăng ký tàu cá có xác nhận của cơ quan NK Malaysia. Điều này chứng tỏ việc đưa tàu cá đi khai thác tại vùng biển nước ngoài là có chủ ý, có tổ chức.

Theo ông, để có thể “xóa sổ” tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài, tiến tới gỡ “Thẻ vàng” IUU, cần đẩy mạnh các giải pháp ra sao trong thời gian tới?

Trong những tháng đầu năm nay, lực lượng Kiểm ngư đã thực hiện tuyên truyền cho gần 3.000 lượt ngư dân về thực hiện các khuyến nghị của EC, đặc biệt là vi phạm tại các vùng biển nước ngoài. Đồng thời, lực lượng Kiểm ngư cũng tiến hành tuần tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên biển. Khoảng 30% tàu cá khi ra khơi có vi phạm pháp luật. Nhiều lỗi vi phạm xuất hiện ngay từ khi tàu trên bờ như không có giấy phép khai thác, không có bằng thuyền trưởng,... Đề nghị chính quyền các địa phương, các trạm biên phòng... kiểm tra chặt chẽ tàu cá trước khi ra khơi.

Với hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại vùng biển giáp ranh, mọi vấn đề phải ngăn chặn ngay từ bên trong, phân định được đối tượng có nguy cơ đi khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Lực lượng Kiểm ngư đã khoanh vùng đối tượng, phân tích đến từng nhóm nghề, từng địa phương; có những sự việc điều tra ban đầu, gửi hồ sơ phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, thu thập thông tin; đến tận thôn xóm yêu cầu trưởng thôn, chủ tàu lập hòm thư, viết thư cam kết; thành lập nhóm tố giác tội phạm nếu như có đường dây móc nối đi nước ngoài.

Ví dụ, ở góc độ địa phương, các loại tàu từ 15m trở lên tại Bà Rịa-Vũng Tàu tập trung chủ yếu ở huyện Long Điền; tại Bến Tre tập trung chủ yếu ở huyện Ba Tri... Ở góc độ cơ cấu nghề, khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài chủ yếu rơi vào 3 nhóm nghề chính là nghề câu, nghề rê và nghề vây.

Nhìn chung, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp để lập danh sách tàu cá có nguy cơ vi phạm, nhận diện tàu ngay khi xuất bến và có giải pháp khi các tàu này có hành vi vi phạm tại vùng biển giáp ranh.

Mỹ Hạnh (Theo Báo Hải quan online)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghị định 37/2024 và Nghị định 38/2024 sắp có hiệu lực - nhiều nội dung doanh nghiệp cần quan tâm

 |  16:30 17/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 13/5/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số công văn số 54/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các đơn vị liên quan thuộc Bộ để báo cáo, kiến nghị một số bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ – là 2 Nghị định quan trọng, được Hiệp hội và cộng đồng DN đặc biệt quan tâm.

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

Đạm từ nấm giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn

 |  08:40 17/05/2024

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Enifer của Phần Lan, phối hợp với AquaBioTech Group, tiết lộ rằng tôm được nuôi bằng protein từ nấm có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức khỏe được cải thiện.

Nhu cầu cá tra của Brazil tăng vọt

 |  08:37 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil tăng 27% về khối lượng và 13% về giá trị lên 46.441 tấn trị giá 288,5 triệu USD trong quý I/2024. Cá tra là loài NK nhiều thứ 2 của Brazil với khối lượng và giá trị tăng vọt trong QI/2024, theo đó tổng lượng nhập khẩu đạt 14.935 tấn, trị giá 41,2 triệu USD, tăng lần lượt 83% và 61% so với Q/2023.

Ecuador xâm nhập vào thị trường châu Á sau khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực

 |  08:44 16/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 1/5, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Ecuador và Trung Quốc đã có hiệu lực.

Brazil: Xuất khẩu phi lê cá rô phi tăng mạnh

 |  08:41 16/05/2024

(vasep.com.vn) Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Brazil đạt 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, giá của mặt hàng fillet cá rô phi Brazil tăng đáng kể trong những tháng gần đây đã đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản nước này tăng mạnh trong quý I/2024.

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

 |  08:30 16/05/2024

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC