Theo Cục Thuỷ sản Rosrybolovstvo, sản lượng thủy sản của Nga tính đến nay cao hơn 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan này cũng cho biết, tính đến ngày 13/7/2022, các ngư dân Nga đã thu hoạch được 2,58 triệu tấn thuỷ sản. Phần lớn khối lượng và sự gia tăng này diễn ra ở vùng Viễn Đông, nơi đánh bắt đạt 1,89 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng khai thác cá minh thái trong khu vực đến nay đạt 1,26 triệu tấn, tăng hơn 107.000 tấn so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, sản lượng khai thác cá tuyết cod Thái Bình Dương giảm từ 20.000 tấn xuống còn 90.000 tấn.
Ngành thủy sản Viễn Đông cũng ghi nhận sự tăng mạnh sản lượng đánh bắt cá nổi của Nga. Sản lượng khai thác cá trích cho đến nay đã đạt 256.000 tấn, tăng 75.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng đánh bắt cá mòi ivasi đạt 38.600 tấn, tăng 22.200 tấn; sản lượng khai thác cá thu là 24.900 tấn, tăng 1.000 tấn.
Tương tự, thu hoạch cá hồi Thái Bình Dương tính đến nay đã tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021, cho đến nay cả nước đã sản xuất 34.400 tấn.
Mặt khác, sản lượng khai thác thủy sản ven biển phía Bắc và phía Tây tương ứng chững lại và sụt giảm. Cá tuyết biển Barents của Nga cho đến nay đã sản xuất được 205.500 tấn, giảm 5.500 tấn so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng khai thác cá haddock cũng giảm 9.000 tấn so với vụ thu hoạch năm ngoái, ở mức 39.000 tấn.
Ở Baltic, sản lượng đánh bắt cá trích cơm so với năm ngoái đã giảm từ 5.200 tấn xuống còn 29.300 tấn, sản lượng khai thác cá trích cũng giảm 1.800 tấn đến 15.000 tấn.
Trong các vùng đặc quyền kinh tế của nước ngoài, các khu vực theo hiệp ước và các khu vực mở ngoài khơi, sản lượng đánh bắt của Nga cho đến nay lên tới 256.000 tấn, thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm 2021.
Nga trợ giá cho thủy sản vận chuyển bằng đường sắt
Nga tin rằng nguồn tài trợ bổ sung sẽ giúp giảm chi phí vận tải đối với nhiều loại hàng hóa và tăng lưu lượng vận chuyển bằng đường sắt lên gần nửa triệu tấn.
Chính phủ Nga thông báo sẽ tăng nguồn tài trợ bổ sung cho hệ thống đường sắt của cả nước để vận chuyển cá và các sản phẩm nông nghiệp đi khắp đất nước, trị giá 683 triệu rúp (11,7 triệu USD).
Khoản tài trợ bổ sung sẽ cho phép nông dân giảm chi phí vận chuyển và tăng nguồn cung cấp ngũ cốc và hạt có dầu, rau và các sản phẩm từ cá, cũng như phân bón khoáng cho các vùng của Nga.
Nhà nước bắt đầu hỗ trợ đối với vận chuyển nông sản bằng đường sắt bắt đầu vào năm 2019. Năm 2022, 3,2 tỷ RUB đã được phân bổ từ ngân sách liên bang cho mục đích này.
Mỹ Hạnh (Theo undercurrentnews)
(vasep.com.vn) Năm 2025, ngành tôm nước lợ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu bền vững và nâng cao giá trị gia tăng, với sự đóng góp quan trọng từ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhiều năm qua, ngành tôm Việt cứ loay hoay trong vòng xoáy “giá thành cao, cạnh tranh kém, xuất khẩu ì ạch”. Tôm công nghệ cao được thiết kế với “chi phí biến đổi và khấu hao thấp” đang gợi mở hướng đi cho ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích và quy mô sản xuất lớn nhất nước.
Ngày 24-2, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt hơn 133 triệu USD giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, bảng xếp hạng top các thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam đã có sự điều chỉnh.
Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn