Được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đặt ra vào tháng 1, Quy tắc Cuối cùng về Truy xuất Nguồn gốc Thực phẩm thiết lập "các yêu cầu lưu trữ hồ sơ bổ sung đối với những người sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm" để ngăn chặn dịch bệnh do thực phẩm gây ra. Hạn chót tuân thủ là ngày 20/1/2026.
Brown, Giám đốc điều hành tại Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST) cho biết, danh sách hải sản trong Danh sách truy xuất nguồn gốc thực phẩm (FTL) rất lớn và có khả năng bao gồm 80% toàn ngành.
Mục đích của quy định mới cho phép FDA hoặc các cơ quan y tế khác truy tìm nguồn gốc thực phẩm không an toàn với hồ sơ số hóa về mọi liên kết trong chuỗi cung ứng.
Cốt lõi của quy định này là yêu cầu những người tuân theo quy tắc sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc giữ thực phẩm trên FTL, duy trì hồ sơ chứa các Thành phần Dữ liệu Chính (KDE) được liên kết với các Sự kiện Theo dõi Quan trọng (CTE) cụ thể; và cung cấp thông tin cho FDA trong vòng 24 giờ hoặc trong một khoảng thời gian hợp lý mà FDA đã đồng ý.
Các yêu cầu mới được xác định trong quy định cuối cùng sẽ cho phép xác định nhanh hơn và loại bỏ nhanh chóng thực phẩm không an toàn khỏi thị trường, làm giảm tỷ lệ bệnh tật hoặc tử vong do thực phẩm.
Quá trình chuyển đổi có vẻ rộng lớn, nhưng phần mềm để thực hiện nó được cung cấp bởi một số công ty.
BlueTrace đầu từ 4,1 triệu USD trong 2-3 năm tới để biến điện thoại di động thành công cụ tra cứu nguồn gốc xuất sứ hải sản
Trace Register của tiểu bang Washington, Wholechain của Michigan và Mabel Systems của tỉnh Nova Scotia của Canada là một trong số các công ty cung cấp phần mềm truy xuất. Một số công ty cũng đã phát triển hệ thống phần mềm của riêng họ hoặc sử dụng phần mềm có sẵn được sửa đổi.
Và các nhà cung cấp nền tảng truy xuất nguồn gốc đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. BlueTrace, một công ty công nghệ truy xuất nguồn gốc từ bang Maine của Mỹ, sẽ chi 4,1 triệu USD trong hai hoặc ba năm tới để biến điện thoại di động thành công cụ được lựa chọn cho một số lượng lớn các công ty.
Các nhà cung cấp hải sản có thể gặp thách thức lớn trong việc lựa chọn phần mềm phù hợp với họ, rất nhiều công ty vẫn sử dụng giấy và bút chì, máy tính chỉ để ghi lại các khu vực thu hoạch và ngày cập cảng.
Thùy Linh (Theo undercurrentnews)
(vassep.com.vn) Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tháng đầu năm 2025 tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ, đạt 774 triệu USD. Trong đó, XK một số nhóm mặt hàng đang giảm so với cùng kỳ
(vasep.com.vn) Sản xuất tôm giống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của ngành tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành sản xuất tôm giống của Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Để nâng cao chất lượng tôm giống và phát triển ngành một cách bền vững, nhiều giải pháp cần được triển khai đồng bộ và hiệu quả.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2025, sản lượng cá tra trong tháng ước đạt 102,5 nghìn tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước do giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng khuyến khích bà con thả nuôi, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến đẩy mạnh thu mua, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong dịp đầu năm.
(vasep.com.vn) Chính quyền Thủ tướng Anthony Albanese, Australia đang đấu tranh chống lại các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của nước ngoài tại Lãnh thổ phía Bắc, với Bộ trưởng Nội vụ Tony Burke chính thức ra mắt Chiến dịch LUNAR tại Darwin.
Mặc dù nguồn cung cá ngừ vây xanh từ các khu vực ven biển Thái Bình Dương và Biển Nhật Bản đang gia tăng, giá cá ngừ vây xanh tươi tại Chợ Toyosu của Tokyo vẫn tăng gần 30%. Điều này nhờ vào việc mở rộng nguồn cung cấp cá ngừ "chất lượng tương đối cao", đặc biệt là từ các vùng sản xuất chính.
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn