Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã sụt giảm mạnh so với giai đoạn đỉnh điểm của dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là tin tốt đối với các nhà bán lẻ Mỹ, những người đã trả tới 20.000 USD để vận chuyển một container hàng hóa trong thời kỳ gián đoạn tồi tệ nhất trong đại dịch. Vì họ đang tìm cách chuẩn bị cho sự chậm trễ trong giai đoạn tới.
Giới quan sát chỉ ra rằng các hãng vận chuyển bằng đường biển như MSC và Maersk đang cố gắng đẩy giá lên bằng cách hủy các chuyến hàng đi. Và diễn biến đó có thể gây ra một đợt chậm trễ giao hàng hóa mới khi các container bị chuyển qua lại từ tàu này sang tàu khác. Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra tại hội nghị lớn về ngành vận tải biển của Mỹ có tên TPM23. Sự kiện diễn ra từ ngày 26/2 đến 1/3 tại Long Beach, bang California.
TPM23 đánh dấu sự khởi đầu không chính thức của mùa đàm phán hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng container. Các hãng vận tải và khách hàng tại Mỹ của họ, từ Walmart Inc đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ và các nhà xuất khẩu thuộc mọi lĩnh vực sẽ bắt đầu thỏa thuận về giá cả và khối lượng vận chuyển hàng hóa mỗi năm. Những cuộc đàm phán được theo dõi chặt chẽ và thường gây tranh cãi này rất quan trọng. Vì tuyến đường thương mại châu Á - Mỹ đang mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các hãng vận tải. Những hợp đồng đó cũng định hình cho các cuộc đàm phán ở những khu vực khác.
Khi nhu cầu bùng nổ giữa mùa dịch, các hãng vận chuyển đã thu về lợi nhuận kỷ lục bằng cách tập trung vào các loại hàng hóa sinh lợi nhất. Các khách hàng lớn đã phải “chen lấn” để có chỗ đặt hàng trên tàu, trong khi những công ty như Walmart, Costco Wholesale Corp và Dollar Tree Inc phải thuê trọn tàu để đảm bảo hàng hóa lấp đầy trên kệ.
Nhưng khi người tiêu dùng từ bỏ thói quen mua sắm trong đại dịch và chuyển chi tiêu sang du lịch, giải trí, mức giá giao hàng ngay dễ biến động là yếu tố đầu tiên giảm mạnh. Ông Peter Sand, trưởng bộ phận phân tích tại nền tảng đo lường tiêu chuẩn giá cước vận tải hàng không và đường biển Xeneta, cho biết hiện khoảng cách giữa giá giao ngay và giá hợp đồng đang bị thu hẹp do áp lực từ nguy cơ suy thoái kinh tế và cạnh tranh mạnh mẽ để lấp đầy các tàu chở hàng.
Tình thế đã thay đổi. Các chủ hàng muốn được hoàn vốn sau khi phải chịu chi phí vận chuyển đường biển tăng vọt lên tới bốn lần trong một số trường hợp. Theo giới chuyên gia, những khách hàng trung thành trước đây đang tích cực so sánh giá, mở rộng hoạt động kinh doanh của họ và tìm kiếm cơ hội trên thị trường giao ngay. Ông Lawrence Burns, một nhà tư vấn từng xử lý các cuộc đàm phán cho Hyundai Merchant Marine, cho biết bản chất không ràng buộc của các hợp đồng vận tải biển khiến khách hàng hoặc hãng vận tải muốn đề ra mọi yêu cầu khả thi khi lợi thế nghiêng về phía họ.
Các khách hàng và hãng vận tải không thường xuyên thảo luận về các cuộc đàm phán hợp đồng. Nhưng trong báo cáo thu nhập gần đây, chuỗi bán lẻ Walmart, nhà bán lẻ đồ nội thất La-Z-Boy, công ty sản xuất đồ chơi Mattel Inc và công ty chuyên về nhạc cụ Yamaha cho biết họ dự kiến sẽ được hưởng lợi từ chi phí vận tải thấp hơn.
Tuy nhiên, bất kỳ khoản hạ giá nào người gửi hàng đạt được từ những thỏa thuận vận tải đó vẫn đi kèm với một vấn đề gây đau đầu mới - giao hàng trễ. Cảng Los Angeles đã báo cáo 17 chuyến hàng đi bị hủy trong tháng 1/2023 và cảnh báo sẽ có thêm nhiều chuyến tương tự nữa. Ông Isaac Larian, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất đồ chơi MGA Entertainment ở Nam California, cho biết nếu các hãng vận chuyển tiếp tục hủy chuyến container, công ty có thể sẽ bỏ lỡ dịp mua sắm mùa Giáng sinh.
Trong bối cảnh đó, MGA đã phải chuyển khoảng 75% số sản phẩm giao đi từ thị trường hợp đồng dài hạn sang thị trường giao ngay ngắn hạn. Công ty đang trả khoảng 1.150 USD cho mỗi container - vẫn tiết kiệm hơn 18.000 USD so với mức đỉnh ghi nhận trong mùa dịch./.
Thu Hằng (theo Bnews)
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
(vasep.com.vn) Ecuador đã sẵn sàng vận chuyển lô hàng cá ngừ đóng hộp đầu tiên sang Trung Quốc, được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. Theo Gustavo Caceres, chủ tịch Phòng Thương mại Ecuador-Trung Quốc, một sự kiện chính thức đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 2 để đánh dấu cột mốc quan trọng này. Một thỏa thuận thương mại mới cho phép cá ngừ Ecuador vào thị trường Trung Quốc với mức thuế bằng 0, giảm so với mức thuế 5% trước đó.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam mở đầu năm 2025 tăng 28% đạt kim ngạch 311 triệu USD.
Ông Đỗ Đức Duy được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng và sự biến động trong chiến lược phát triển, mức độ cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào tổng xuất khẩu cá tra trong nước của các doanh nghiệp trong Top 5.
(vasep.com.vn) Một nhà cung cấp hải sản có trụ sở tại Newfoundland và Labrador đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp Canada muốn mở rộng vào thị trường hải sản châu Âu, khi các sản phẩm của Canada đối mặt với nguy cơ bị áp thuế tại Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo "Xu hướng thị trường cá EU" mới được công bố bởi Tổng cục Hàng hải và Thủy sản thuộc Ủy ban Châu Âu vào cuối tháng 12, dữ liệu khảo sát các hộ gia đình ở các quốc gia thành viên EU cho thấy sự đa dạng trong lựa chọn cá và hải sản mà người tiêu dùng mua tại các cửa hàng bán lẻ, chợ và các nền tảng trực tuyến. Báo cáo không chỉ bao gồm cá tươi mà còn cả hải sản đông lạnh và chế biến sẵn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn