Phát động phong trào tiêu thụ thủy sản ở Mỹ

Thị trường thế giới 09:46 28/04/2020
(vasep.com.vn) Khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng ở các bang buộc nhiều nhà hàng và hoạt động dịch vụ thực phẩm phải tạm thời dừng hoạt động, ngành thủy sản đang bị tổn thương nghiêm trọng. Ngư dân và các đại lý đang tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm bên cạnh việc yêu cầu sự trợ giúp từ Chính phủ.

Bert Jongerden, Tổng giám đốc của một sàn đấu giá Maine Portland Exchange, cho rằng thị trường cho các sản phẩm cao cấp như sò điệp và tôm hùm là không nhiều. Sàn giao dịch này thường giao dịch tới 60.000 pound thủy sản/tuần nhưng đã giảm mạnh xuống còn chưa đến 1/3 mức này.

Để thu hút nhiều người tiêu dùng tiêu thụ thủy sản, một nhóm gồm 19 tổ chức có tên là Liên minh hành động thủy sản cho sức khỏe – The seafood4Heath Action Coalition, đã phát động một chiến dịch hướng tới người tiêu dùng có tên "Nước Mỹ hãy tiêu thụ thủy sản “để thúc đẩy người tiêu dùng chăm sóc sức khỏe bằng cách tiêu thụ nhiều thủy sản và từ đó thúc đẩy nền kinh tế thủy sản Mỹ.

Theo Washington Post, mặc dù có sự gia tăng người mua sắm dự trữ thực phẩm trên khắp nước Mỹ, ngành thủy sản nước này vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn. Phân phối, chế biến và khai thác thủy sản đã ngưng trệ khi giá giảm và khách hàng cũng đang giảm dần. Khi các nhà hàng- nơi thủy sản thường được bán với giá cao, đóng cửa nhiều nghề cá của nước này đã báo cáo doanh số giảm tới 95% và hàng ngàn ngư dân thương mại có nguy cơ phá sản.

Theo dữ liệu của Urner Barry, trong năm 2017 khoảng 68% trong số 102,2 tỷ USD người tiêu dùng Mỹ chi cho các sản phẩm thủy sản dành cho dịch vụ thực phẩm. Việc thiếu nhu cầu đã khiến giá giảm đối với nhiều loại sản phẩm và thậm chí còn khiến một số ngư dân ngừng khai thác. Trong tháng 3/2020, giá bán buôn cho tôm hùm thấp hơn 33% so với giá được bán năm 2018.

Một số nhà sản xuất thủy sản đang cố gắng bán nhiều sản phẩm hơn trên thị trường bán lẻ để bù lỗ. Khách hàng vẫn đang mua nhiều thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa và doanh số bán hàng đang tăng lên. Vì vậy, nếu chiến dịch 12 tuần sử dụng phương tiện truyền thông và tiếp thị để khuyến khích nhiều người tiêu dùng mua và chế biến thủy sản tại nhà, thành công, biện pháp này có thể giúp ngành thủy sản.

Ngoài chiến dịch này, ngành thủy sản cũng đang mong đợi sự trợ giúp của Chính phủ. Cuối tháng 3/2020, các công ty thủy sản của Mỹ, bao gồm Trident, Pacific Seafoods, High liner, Cargill và Fortune International, đã đệ trình đề xuất lên Chính phủ để yêu cầu hỗ trợ. Liên minh đề nghị Chính phủ liên bang hỗ trợ 500 triệu USD để mua thủy sản dư thừa có thể tiêu thụ bằng cách vận chuyển ra nước ngoài hoặc cung cấp cho các tổ chức trong nước; tăng mức tài trợ của USDA ít nhất lên 2 tỷ USD để hỗ trợ chuỗi cung ứng thủy sản và cung cấp 1,5 tỷ USD cho Bộ Thương mại để cứu trợ ngành thủy sản tránh khỏi thảm họa.

Nếu các hành động cụ thể không được thực hiện ngay nhằm bảo vệ ngành thủy sản, những thiệt hại đối với ngành thủy sản là rất lớn. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng gây hại vĩnh viễn tới khả năng thu hoạch, nuôi trồng, chế biến và phân phối sản phẩm thủy sản của ngành.

Một gói viện trợ được phê duyệt vào cuối tháng 3/2020 bao gồm 300 triệu USD để giúp ngành thủy sản, nhưng nó ít hơn đáng kể so với những gì các công ty đã yêu cầu. Gói kích cầu sẽ hỗ trợ tiền mặt cho ngư dân, nhà chế biến và những người khác đang đối mặt với những thách thức kinh tế do Covid-19.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC