1. Vấn đề tích tụ ruộng đất trong nuôi tôm
Dồn điền đổi thửa, hay thuê đất hoặc thành lập Công ty cổ phần trong nuôi tôm là một vấn đề phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mà vẫn không thể thực hiện được. Từ đó MINH PHU SEAFOOD CORP đã sáng kiến ra Mô hình Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã hội (DNXH) để liên kết các hộ nuôi tôm lại thành Công ty Cổ phần DNXH chuỗi liên kết nuôi tôm mà ở đó: Các hộ nuôi tôm vẫn nuôi tôm trên chính mảnh đất của mình và bán sản phẩm tôm nuôi của mình cho DNXH.
Khi tham gia DNXH thì họ liên kết thành một chuỗi liên kết để dễ dàng truy xuất được nguồn gốc tôm nuôi, cũng như dễ dàng thực hiện dự án đánh giá chứng nhận quốc tế, từ đó thị trường được mở rộng, và hộ dân bán được sản phẩm với giá cao hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Theo khoản 2, điều 25 của Luật Chứng khoán, công ty có từ 100 cổ đông trở lên và vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên thì là Công ty đại chúng và chịu điều chỉnh bởi Luật chứng khoán và chịu sự kiểm soát của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Tức là mỗi khi tăng hay giảm cổ đông thì phải xin phép Ủy ban chứng khoán nhà nước và phải được Ủy ban chứng khoán nhà nước phê duyệt. Điều này không thể thực hiện được với Công ty cổ phần DNXH chuỗi liên kết nuôi tôm. Vì thế Minh Phú đề nghị Chính phủ cho phép Công ty cổ phần DNXH chuỗi liên kết nuôi tôm không thuộc diện quản lý và điều chỉnh của Luật chứng khoán.
2. Vấn đề bảo hiểm trong nuôi tôm
Nuôi tôm theo công nghệ 2-3-4 của MINH PHU SEAFOOD CORP hay công nghệ nuôi 3 sạch của CP với tỷ lệ thành công trên 90% và lợi nhuận trên 30%/vụ nuôi, mỗi năm nuôi được 3-5 vụ nên lợi nhuận đạt từ 90% đến 150%/năm. Tuy nhiên, trong những năm qua, ngành nuôi tôm không huy động được nguồn vốn của các ngân hàng cũng như nguồn vốn của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để đầu tư phát triển ngành nuôi tôm, dẫn đến nguồn cung tôm nguyên liệu chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu tôm nguyên liệu của các nhà máy chế biến tôm. Để giải quyết được điểm nghẽn này, ông Quang kiến nghị Chính phủ khởi động lại chính sách bảo hiểm cho nuôi tôm.
3. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tôm
Ngành tôm đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, nhất là nguồn nhân lực được đào tạo. Để giải quyết được điểm nghẽn này, MINH PHU SEAFOOD CORP kiến nghị các trường công nhân kỹ thuật nghề thủy sản, trường trung cấp kỹ thuật thủy sản và trường cao đẳng và đại học thủy sản chuyển về cho Bộ NN&PTNT quản lý.
Trên đây là nguyên văn bài phát biểu của Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT MINH PHU SEAFOOD CORP tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. Bài phát biểu này đã được đăng ở trang số 18 của Bản tin tuần Thương mại Thủy sản số 16 ra ngày 10/5/2019. Trong quá trình biên tập, Ban biên tập đã đăng thiếu 1 vài thông tin và số liệu quan trọng. Ban biên tập xin đăng lại bản đầy đủ và xin thành thật cáo lỗi với ông Lê Văn Quang và bạn đọc. |
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn