Nuôi trồng thủy sản liệu có thể thúc đẩy nền kinh tế Caribe ?

Thị trường thế giới 09:58 05/08/2019
(vasep.com.vn) Theo một nghiên cứu của trường Đại học California được công bố đầu năm nay, khu vực Caribe có tiềm năng sản xuất hơn 34 triệu tấn thủy sản mỗi năm, nhiều hơn gấp đôi so với sản lượng thủy sản hiện tại, thông qua hoạt động nuôi ngoài khơi hoặc hệ thống nuôi mở đại dương, một cách tiếp cận mới trong nuôi trồng thủy sản, nơi các trại nuôi nằm cách xa bờ và được đặt ở vùng nước sâu hơn.

Những phát hiện này có giá trị đặc biệt do trữ lượng cá trong khu vực đã được đánh bắt gần với sản lượng bền vững tối đa (MSY). Nhiều quốc gia nhỏ đang phát triển ở vùng biển Caribe đang phải đối mặt với sự mất cân bằng thương mại khi sự phụ thuộc vào các sản phẩm thủy sản NK tiếp tục tăng, các quốc gia này hiện chiếm khoảng một nửa nguồn cung cho cả khu vực.

Trong 5 năm qua, hơn một nửa trong số 171 triệu tấn nguồn cung thủy sản toàn cầu từ nuôi trồng thủy sản (FAO). Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thủy sản hàng năm đã vượt qua tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ thịt. Với việc sản lượng khai thác thủy sản tương đối ổn định, nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất hiện nay, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,8%.

Năm 2018, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 80 triệu tấn với giá trị khoảng 231,6 tỷ USD. Ngành thủy sản đem lại thu nhập cho hơn 20 triệu người trên toàn thế giới, tuy nhiên chỉ 4% dân số toàn cầu hiện đang tham gia vào hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc từ vùng biển Caribe. So với mức trung bình toàn cầu, sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng Caribe tăng trưởng chậm hơn và thường gặp nhiều rào cản hơn các khu vực khác. Tính đến năm 2014, Caribe chỉ chiếm khoảng 0,05% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới với khoảng 3351,6 nghìn tấn (FAO, 2016).

Nuôi trồng thủy sản ngoài khơi mang lại cơ hội to lớn như một ngành kinh tế cho khu vực với việc khai thác tối thiểu các hệ sinh thái biển. Trong điều kiện thị trường hiện tại, Caribe có thể đạt sản lượng thủy sản như hiện tại bằng cách chỉ cần nuôi 0,006% không gian biển.

Trong khi các cơ hội thu lợi nhuận bằng giao thương hiện diện rõ ràng, khu vực này lại đang gặp khó khăn trong việc theo kịp xu hướng thị trường. Trinidad và Tobago, quốc gia theo nghiên cứu của Đại học California là một trong những thị trường tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản ngoài khơi đem lợi nhuận cao, đã gặp khó khăn. Theo Ryan Mohammed, cựu chủ tịch Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản Trinidad và Tobago (AquaTT), sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước này đã giảm từ 50 tấn trong giai đoạn 2011-2014 xuống còn 5 tấn vào năm 2018.

Các vấn đề về quản lý cần được quan tâm vì ngành thủy sản đang phải đối diện với áp lực từ biến đổi khí hậu và khai thác quá mức. Sản xuất bền vững và quan sát các thực hành về môi trường cũng là một mối quan tâm. Trên toàn cầu, các hoạt động nuôi trồng thủy sản không bền vững đã thải 1,82% vào lượng khí thải mêtan toàn cầu, sự tập trung chất thải của cá và rận biển ở các hệ sinh thái gần bờ phá hủy môi trường sống và làm mất đa dạng sinh học.

Điều đáng quan tâm là các vùng nước sâu hơn và dòng chảy mạnh hơn ngoài khơi có thể làm loãng và rửa trôi các chất ô nhiễm, do đó hoạt động nuôi ngoài khơi sẽ thân thiện với môi trường hơn so với nuôi gần bờ. Nếu được quản lý và được cấp vốn thích hợp, nuôi trồng thủy sản xa bờ không chỉ hỗ trợ cho việc bổ sung sản lượng cho hoạt động nuôi trồng ven biển mà còn làm hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến môi trường ven biển.

Tiến sĩ Iris Monnereau, Điều phối viên dự án khu vực của dự án CC4FISH (Thích ứng biến đổi khí hậu của ngành thủy sản Đông Caribê) tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp cho rằng “ Dựa vào hiệu quả không gian của nuôi trồng thủy sản và thông qua lựa chọn kỹ lưỡng các vùng nuôi, khu vực Caribe có thể gặt hái được những lợi ích về mặt dinh dưỡng và kinh tế của hệ thống nuôi.

FAO dự đoán đến năm 2030, sản lượng kết hợp từ khai thác và nuôi trồng thủy sản sẽ tăng lên 201 triệu tấn với nuôi trồng thủy sản là nguồn cung cấp thủy sản chủ yếu cho thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Caribe có thể cạnh tranh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đại dương đang phát triển, nhưng khu vực này cũng phải vượt qua các rào cản về quản trị, hậu cần và đầu tư.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC