Tính đến hết tháng 11, XK cá tra sang tất cả các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng 2-3 con số nhờ nhu cầu và giá XK tăng. Tuy nhiên, tháng 11, lần đầu tiên kể từ đầu năm, XK cá tra đã bị sụt giảm so với cùng kỳ, là dấu hiệu tác động của lạm phát tại các thị trường.
Dự báo XK sang một số thị trường chủ lực trong quý I/2023 sẽ sụt giảm mạnh vì đơn hàng giảm và kết quả năm 2023 khó duy trì được như năm 2022, nhất là Mỹ, EU. Tuy nhiên, DN cá tra vẫn có thể linh hoạt điều chỉnh thị trường XK vì vẫn có những tín hiệu lạc quan ở một số thị trường hoặc khối thị trường.
Theo đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ là kỳ vọng lớn nhất với ngành cá tra năm tới, sau khi nước này bỏ các quy định kiểm soát, xét nghiệm Covid đối với hàng NK. Nới lỏng chính sách kiểm soát Covid sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và thủy sản của thị trường này. Dự báo các phân khúc tiêu thụ thực phẩm như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ sẽ bùng phát nhu cầu trở lại từ Tết nguyên đán năm nay. Trong số các thị trường NK cá tra Việt Nam, Trung Quốc thu hút số DNXK đông đảo nhất. Năm 2022, có hơn 160 DN Việt Nam có mặt hàng cá tra XK sang Trung Quốc, mang về doanh số hơn 700 triệu USD, chiếm 29% tổng XK cá tra.
Bên cạnh thị trường Trung Quốc, các nước ASEAN cũng có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam. Tính đến hết tháng 11/2022, XK cá tra sang khối thị trường này đạt 183 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái. ASEAN chiếm 8% tổng XK cá tra gần 2,3 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay.
Trong đó, nổi trội nhất là thị trường Thái Lan, chiếm trên 45% giá trị NK cá tra của toàn khối. Thị trường này đã thu hút được gần 80 doanh nghiệp XK cá tra của Việt Nam. Sau Covid, Thái Lan đã mở cửa hoàn toàn và ngành du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Các phân khúc nhà hàng, khách sạn lại tạo ra dư địa lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm.
Trong năm 2022, các nước ASEAN cũng chịu tác động của “3 cơn lốc” là việc hạn chế tại thị trường Trung Quốc do Covid, xung đột Nga – Ukraine và tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Tuy nhiên, so với các khu vực kinh tế khác, ASEAN vẫn tăng trưởng tốt hơn và chịu tác động lạm phát ít hơn.
Cùng với lợi thế về địa lý, ít rủi ro và ảnh hưởng bởi vấn đề logistic, lợi thế về thuế quan ưu đãi nhờ các hiệp định FTA khu vực và song phương với Việt Nam, ASEAN trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp cá tra.
Top 4 thị trường trong khối ASEAN nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Phillippin, đều tăng từ 50 – 93% NK cá tra trong 11 tháng qua.
Trung Đông cũng được đánh giá là một khu vực kinh tế ổn định trong năm 2022 và 2023 và cũng là thị trường tiêu thụ cá tra tiềm năng. XK sang Trung Đông trong 11 tháng qua đạt 129 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối thị trường này chiếm gần 6% XK cá tra của Việt Nam trong năm 2022.
Top 3 thị trường trong khu vực Trung Đông, NK nhiều nhất cá tra Việt Nam gồm Ai Cập, UAE và Arap Xê út. Trong đó, tăng bứt phá nhất là Arap Xê út với mức tăng 165% trong 11 tháng đầu năm.
Năm 2022, chiến sự Nga – Ukraine căng thẳng, nguồn cung dầu mỏ từ Nga hạn chế là cơ hội để các nước Trung Đông thu lợi nhuận, do vậy kinh tế của khu vực này vẫn tăng trưởng lạc quan và tăng cao hơn so với năm 2021. Mặc dù cũng bị lạm phát cao nhưng nhìn chung nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của các nước Trung Đông không bị ảnh hưởng nặng nề như các thị trường khác. Đó là yếu tố để DN thuỷ sản Việt Nam đẩy mạnh XK sang Trung Đông.
Ngoài ra, khối thị trường CPTPP vẫn có sức hút với các DN cá tra vì lợi thế thuế quan và một số thị trường trong khối có tăng trưởng kinh tế ổn định và khả quan so với các thị trường khác.
Với những xu hướng thị trường này, kỳ vọng là các DN cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục linh hoạt nắm bắt cơ hội và lợi thế thị trường để giữ tăng trưởng XK trong năm 2023.
Xin mời tìm hiểu thêm tình hình XK cá tra 2017-2022 và dự báo tới 2025 tại đây.
(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.
Hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thụy Sĩ đã xây dựng và phát triển mối quan hệ ngày càng bền chặt trên mọi lĩnh vực; trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.
(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.
(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn